9. Thực tiễn và định hướng giá trị
Nếu như có một ai đó xin chúng tôi một lời góp ý cho công tác
quản lý áp dụng trong mọi hoàn cảnh, một điều mà chúng tôi có thể
rút ra từ công trình nghiên cứu các công ty thành công vượt trội.
Chúng tôi sẽ trả lời rằng: “Hãy suy ngẫm về hệ thống giá trị của
bạn. Hãy quyết định xem công ty bạn tượng trưng cho cái gì? Điều
gì mà công ty bạn đã làm khiến mọi người hãnh diện nhất? Bạn thử
hình dung trong 10 hay 20 năm nữa: Thứ gì khi nhìn lại khiến bạn
thỏa mãn nhất?”
Chúng tôi gọi đặc điểm thứ năm của các công ty thành công vượt
trội là “Thực tiễn và định hướng giá trị”. Chúng tôi khá ngạc nhiên
khi thấy các công ty tập trung mạnh mẽ đến các giá trị cũng như
cách thức các nhà lãnh đạo công ty tạo nên những môi trường đầy
hứng thú thông qua sự quan tâm đến các cá nhân, lòng kiên trì cũng
như việc tham gia trực tiếp tới tận các cấp cơ sở.
Trong cuốn Morale (Tinh Thần), John Gardner nhận định:
“Phần lớn các tác giả hiện nay đều không thích hay rất lúng túng
khi viết về các giá trị”. Kinh nghiệm cũng cho thấy, phần lớn các
doanh nhân đều không thích đề cập hay quá quan tâm tới các hệ
thống giá trị. Nếu bắt buộc phải xem xét đến chúng, họ cũng chỉ
coi chúng như những thứ trừu tượng, mơ hồ. Hai đồng nghiệp của
chúng tôi là Julien Philips và Allan Kennedy nhận định rằng: “Các
nhà quản lý có đầu óc cứng nhắc và các chuyên gia cố vấn hiếm
khi quan tâm nhiều đến hệ thống giá trị của một tổ chức. Các giá
trị không phải là phần “cứng” như cơ cấu tổ chức, chính sách, thủ
tục, chiến lược hay ngân sách. Nếu xét trên phương diện quy luật
chung thì những điều mà Philips và Kennedy nhận xét là đúng, song