họ đã nhầm – có lẽ bởi vì họ là những người đầu tiên – khi dùng
điều đó để nhận xét về các công ty thành công vượt trội.”
Thomas Watson đã viết một cuốn sách bàn về các hệ thống
giá trị. Dựa trên những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút được từ IBM,
trong cuốn A Business and Its Belief (Doanh nghiệp và niềm tin),
Watson đã mở đầu như sau:
“Người ta có thể suy luận dài dòng về nguyên nhân khiến một
công ty suy tàn và sụp đổ. Công nghệ, thị hiếu thay đổi, thời trang
đổi khác, tất cả đều có thể là nguyên nhân… Không ai có thể tranh
cãi về tầm quan trọng của chúng. Song tôi cũng tự hỏi liệu các
yếu tố này có mang tính quyết định hay không. Tôi thấy sự
khác biệt giữa thất bại và thành công trong một công ty là do: tổ
chức đó làm cho năng lực cũng như tài năng tiềm ẩn của nhân viên
được bộc lộ đến mức nào. Tổ chức đã làm gì để giúp những người
nhân viên này tìm được tiếng nói chung? Và tổ chức có thể kiên trì
đến đâu với ý nghĩa chung cũng như ý thức về đường hướng đó
qua vô số những biến đổi diễn ra từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hãy quan sát bất cứ tổ chức lớn nào – những tổ chức đã tồn tại
qua nhiều năm – bạn sẽ thấy rằng để có được sức bật như vậy,
các tổ chức không chỉ dựa vào hình thức tổ chức hay các kỹ năng
quản lý của nó, mà còn nhờ vào điều chúng ta vẫn gọi là những
niềm tin và sức hấp dẫn mà niềm tin đó mang lại cho các nhân
viên trong tổ chức. Do đó, quan điểm của tôi là: Tôi tuyệt đối tin
rằng bất kỳ tổ chức nào, nếu muốn tồn tại và thành công, phải
có một tập hợp niềm tin vững chắc, và sử dụng nó làm tiền đề
cho mọi chính sách và hành động của mình. Tiếp đó, tôi tin rằng,
yếu tố duy nhất và cũng là quan trọng nhất cho sự thành công
của các công ty là sự trung thành với những niềm tin này. Và sau
cùng, nếu một tổ chức muốn đáp ứng sự thách thức của một thế
giới đang đổi thay không ngừng, tổ chức đó cần chuẩn bị để thay