4. Niềm tin vào chất lượng và dịch vụ vượt trội.
5. Niềm tin rằng đa số các thành viên trong tổ chức đều có thể
là những nhà phát minh, cũng như sẵn sàng chịu đựng mọi thất
bại.
6. Niềm tin vào tầm quan trọng của sự thân thiện nhằm gia tăng
tính hiệu quả của sự giao tiếp.
7. Niềm tin mạnh mẽ vào việc thừa nhận tầm quan trọng của sự
tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận.
James Brian Quinn tin rằng các mục tiêu siêu việt của một công
ty “phải mang tính tổng quát”. Song chúng cũng phải phân định ranh
giới rõ ràng giữa “chúng ta” và “bọn họ”. Chẳng có gì thể hiện điều
đó tốt hơn việc “trở thành người giỏi nhất” trong một việc gì đó,
thực tế đã có vô số dẫn chứng minh họa cho điều đó. David Ogilvy
nhận định: “Tôi muốn tất cả nhân viên của mình tin rằng họ đang
làm việc trong một công ty tuyệt vời nhất thế giới. Lòng kiêu hãnh
sẽ tạo nên những điều thần kỳ”. Charles Knight thuộc công ty
Emerson bổ sung: “Đề xuất và yêu cầu các tiêu chuẩn vượt trội.
Bất cứ ai chấp nhận sự tầm thường – ở trường học, trong công việc
hay cuộc sống – đều là những kẻ chỉ biết thỏa hiệp. Và khi một
nhà lãnh đạo thỏa hiệp, toàn bộ cái tổ chức chết tiệt đó cũng sẽ thỏa
hiệp”. Khi thảo luận về mục tiêu dịch vụ đối với IBM, Thomas
Watson phát biểu rất rõ ràng và đầy tham vọng: “Chúng tôi muốn
cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn bất cứ công ty nào trên thế
giới”.
Trong khi những niềm tin vững chắc nhất có thể phát triển
theo cách này hay cách, nhiều niềm tin khác vẫn chỉ nhấn mạnh
đến chi tiết của sự việc cần được thực hiện nhưng theo một cách
thức nhiệt tình và sôi nổi. Chẳng hạn, Watson tuyên bố rằng: