“Chúng tôi tin rằng một tổ chức phải theo đuổi mọi nhiệm vụ bằng
niềm tin rằng chúng có thể được hoàn thành theo cách ưu việt
nhất. IBM kỳ vọng và đòi hỏi nhân viên phải đạt được kết quả cao
nhất trong bất cứ việc gì mà họ đang thực hiện. Tôi cho rằng một
niềm tin như vậy có thể tạo nên lòng say mê sự hoàn hảo cũng như
tâm lý lo sợ đi kèm với nó. Dĩ nhiên, một người chỉ chăm chăm hướng
đến sự hoàn hảo hiếm khi có được tâm lý thoải mái. Một môi
trường luôn đòi hỏi sự hoàn thiện có thể rất khắc nghiệt. Song mỗi
khi nhắc đến mục tiêu, đó bao giờ cũng là một sự thúc đẩy tiến
bộ”.
Andrall Pearson, tổng giám đốc Pepsico, cũng có một quan điểm
rõ ràng về niềm tin đối với sự hoàn hảo trong công việc ở tất cả
các cấp: “Qua kinh nghiệm, chúng tôi đã nhận ra rằng các ý tưởng
về sản phẩm mới tuyệt vời nhất cũng như các chiến lược cạnh
tranh tuyệt diệu nhất sẽ chỉ là uổng công vô ích nếu chúng ta
không thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Sự thực là, trong lĩnh
vực kinh doanh của chúng tôi, thực hiện công việc một cách hoàn hảo
thường có nghĩa là hiệu suất cao hơn – và thực tiễn hơn – chứ không
chỉ đơn thuần là tạo ra các ý tưởng mới. Việc thực hiện hoàn hảo là
yếu tố chủ đạo của phần lớn thành công trong số những thành
công đặc sắc nhất của chúng tôi, ví dụ như Frito-Lay trong lĩnh vực
đồ ăn nhanh và Pepsi – Cola trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng
tạp hóa”.
Theo David Packard, một chủ đề trong hệ thống cấu trúc
niềm tin xuất hiện đều đặn một cách đáng ngạc nhiên, đó là
“những con người sáng tạo ở mọi cấp độ trong tổ chức”. Các công ty
thành công vượt trội thừa nhận rằng việc tìm kiếm cơ hội là quá
trình mang tính chất ngẫu nhiên và không thể dự đoán được, chắc
chắn đó cũng không phải là quá trình tuân thủ sự chính xác. Nếu
muốn phát triển thông qua sự đổi mới, những công ty này phải sử