hoạt động kinh doanh tại Mỹ đã được ấn hành vào năm 1962 do tác
giả Michael Gort thuộc Văn Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia.
Các số liệu của Gort đã cho thấy có một mối tương quan mạnh mẽ
giữa số lượng các sản phẩm mới tăng cường vào trong lĩnh vực kinh
doanh của các công ty từ năm 1939 đến 1954 và tình trạng gia tăng
doanh số cùng kỳ. Song đa dạng hóa sản phẩm không có mối liên
hệ tích cực nào với sự sinh lời dưới bất kỳ hình thức nào.
Công trình nghiên cứu toàn diện nhất về các công ty đa dạng
hóa sản phẩm do Richard Rumelt tiến hành tại UCLA (viện đại học
California, Los Angeles) để đệ trình luận án tiến sĩ của ông tại
Trường kinh doanh Harvard. Công trình được xuất bản vào năm
1974 với nhan đề Chiến lược, cơ cấu và thành quả kinh tế
(Strategy, Structure and Economic Performance). Sử dụng một mẫu
nghiên cứu đủ lớn bao gồm những công ty lớn tại Mỹ, Rumelt khám
phá ra rằng các doanh nghiệp với các chiến lược đa dạng hóa “chặt”
và “lỏng” (hai trong tám loại công ty), rõ ràng là các doanh nghiệp
đạt thành quả toàn diện nhất. Cả hai chiến lược đều dựa trên quan
niệm về tính đa dạng có kiểm soát. Theo lời Rumelt: “Các công ty
này có xu hướng chỉ tham gia vào các ngành kinh doanh có khả năng
mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như khả năng chủ đạo của công ty.
Trong khi đó, các doanh nghiệp như thế thường xuyên phát triển
các sản phẩm mới và xâm nhập các lĩnh kinh doanh mới, họ không
thích đầu tư vào các lĩnh vực không quen thuộc với ban lãnh đạo.
Ông nói thêm rằng các công ty đạt thành quả cao hơn đặt nền tảng
cho các chiến lược đa dạng hóa sản xuất của mình trên một số kỹ
năng hay điểm mạnh nhất định. Công trình phân tích của Rumelt
dựa trên thành quả của một mẫu rất có giá trị bao gồm các công ty
có tên trong danh sách 500 công ty hàng đầu của tạp chí Fortune
trong 20 năm.