vòng mười năm sau đó. Các công ty lớn bị thất bại, không có khả
năng thực hiện được những bước nhảy mang tính trí tuệ, kể cả các
mẫu chuẩn mực về quản lý vào những thời kỳ trước đó, giống như
General Electric, RCK và Sylvania. Hai trong số ba ngôi sao sáng
trong lĩnh vực cơ điện – General Electric và RCK – đã gặp phải những
khó khăn giống nhau khi mới bắt đầu bước chân vào ngành công
nghiệp máy tính. Về mặt lý thuyết, khoảng cách là rất ngắn.
Nhưng rốt cuộc, điện tử vẫn là điện tử. Tuy nhiên, khoảng cách một
vài bước chân trong thực tế là một bước nhảy khổng lồ đối với
một đại doanh nghiệp.
Nếu như câu chuyện về tua-bin phi cơ và tua-bin phát điện tại
General Electric/Westinghouse giống như câu chuyện về các kỹ
năng tri thức có liên hệ mật thiết với nhau, vậy thì sự sáp nhập của
National và Pan Am có thể giải thích như thế nào? Khó có thể xem
đây là một bước nhảy vọt mang tính tin cậy! Cả hai cùng kinh doanh
lĩnh vực giống nhau. Song thực chất lại không phải vậy. Pan Am là
một gã khổng lồ trong ngành dịch vụ vận chuyển hành khách bằng
đường hàng không quốc tế, dường như đã hiểu sai cơ cấu đường
bay nội địa của National cũng như khả năng làm đường bay chi
nhánh trong tương lai cho Pan Am. Pan Am đã mua một loạt phi cơ
loại DC10s của National, những máy bay này hoàn toàn không phù
hợp về mặt kích cỡ đối với cấu trúc đường bay hỗn hợp nội địa và
quốc tế. Pan Am đã phải nhận lấy một mối hiểm nguy đang đe
dọa sự tồn tại của một trong những doanh nghiệp có tầm quan
trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Do đó, vấn đề mấu chốt là: các công ty thành công vượt trội
đã tránh được những cạm bẫy đó bằng cách nào? Câu trả lời thật đơn
giản. Họ không bao giờ thò cả hai chân xuống dòng nước đang chảy
xiết. Trái lại, khi họ thò một chân xuống dòng nước mới và thất
bại, họ nhanh chóng chấm dứt thử nghiệm. Có một quy luật tổng