của HP. Tương tự, HP đã gặp khó khăn với sản phẩm đồng hồ
điện tử đeo tay. Sai lầm này thực chất rất dễ hiểu. HP tin rằng
thiết bị điện tử sẽ là một điều kỳ lạ đến mức một khách hàng tiêu
dùng trung bình sẽ nhìn sản phẩm đó như một cái gì rất đặc biệt.
Song họ đã lầm, loại đồng hồ đeo tay giá 18,95 đô-la của công ty
TI đã hạ đo ván và loại họ ra khỏi vòng chiến. (Đa số các công ty
trong ngành công nghiệp đều gặp phải những khó khăn khi chuyển
sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng hàng loạt. National Semiconductor
– công ty marketing các sản phẩm hàng loạt chuyên về các bản vi
mạch đã không ít lần vấp phải sai lầm khi tiếp cận với khách
hàng – cũng gặp khó khăn với dòng sản phẩm đồng hồ đeo tay.
Cả công ty Fairchild Semiconductor cũng vậy).
Texas Instruments (TI): Trước đây, chúng tôi đã ghi nhận
rằng TI gặp không ít khó khăn khi mơ tưởng đến những chiếc
máy tính có đồng hồ báo thức, chơi nhạc Schubert – một điều
hoàn toàn không gây chút trở ngại nào cho các kỹ sư điện tử Nhật
Bản, vốn là những người luôn sẵn có ý thức hướng về người tiêu
dùng. Do đó, nói chung là TI gặp rắc rối với ngành kinh doanh
điện tử trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Một số bộ phận còn lại của
ngành kinh doanh điện tử tiêu dùng đang có lãi, các loại máy như
Speak’N Spell. Song người ta nghi ngờ rằng những thứ này sở dĩ có
lãi là vì công nghệ còn “đủ kỳ lạ” để đem lại một số lợi ích. Khi các
chất bán dẫn trở thành trào lưu thông dụng như các bản vi mạch
hiện nay trong các đồng hồ và máy tính cầm tay, có thể là một
lần nữa TI sẽ lại bị khuất phục trước sự thách thức của người Nhật.
Procter & Gamble (P&G): Một nhà bình luận nhận xét rằng
P&G đang gặp khó khăn với những biến động bất thường mang
tính xu hướng và phổ biến của ngành kinh doanh hàng tiêu dùng.
Trên tất cả, P&G luôn hiểu rõ về chất lượng. Công ty không bao
giờ tung ra một sản phẩm mới hay cải thiện một sản phẩm cũ trừ khi