bản (Cơ cấu quyền hành bị suy yếu bất thường). Nó cũng thường
xuyên bị rơi vào tình trạng mất kiểm soát và nhanh chóng mang
tính quan liêu cũng như không sáng tạo. Mục tiêu dài hạn của cơ cấu
tổ chức theo ma trận thường không được rõ.
• Cơ cấu tổ chức đặc biệt (The adhocray) đáp ứng được vô số áp
lực mà không gây nên tình trạng quan liêu thường trực. Song cả mô
hình này cũng có thể bị mất kiểm soát nếu tất cả các thành viên
chỉ theo đuổi các vấn đề mang tính chất tạm thời mà không quan
tâm đến đến những nhiệm vụ cơ bản nhất (chẳng hạn, các ưu thế
chức năng cũ đều bị phá hủy khi mọi bộ phận chuyển sang các nhóm
dự án tạm thời).
• “Mô hình” đại lý (The missionary “form”) theo tên gọi do Henry
Mintzberg đặt ra, giống như mô hình của McDonald’s, cung cấp sự
ổ
n định thông qua các công cụ không thuộc cơ cấu tổ chức. Nếu nó
là thích hợp, như theo lý luận, với đầy đủ sự thử nghiệm trong phạm
vi của tập hợp các giá trị (và nếu tập hợp các giá trị là thỏa đáng), thì
mọi việc có thể tiến hành một cách hiệu quả. Song như thực tế của
mọi “cơ cấu tổ chức” dựa trên niềm tin của tổ chức, nó có thể trở
nên rất hẹp hòi và cứng nhắc thậm chí còn hơn cả hình thức tổ chức
theo chức năng.
Đây là những phát hiện của chúng tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu. Sau đây, chúng tôi xin đề xuất một phương án lựa chọn
mang tính lai tạo đối với tất cả các hình thức tổ chức nói trên, và
mô tả những đặc tính cơ bản của một “cơ cấu tổ chức trong thập niên
1980” còn đang nằm ở dạng tiềm ẩn, một cơ cấu tổ chức sẽ đáp
ứ
ng cả ba nhu cầu quan trọng hàng đầu đã được nhắc đến trên
đây: nhu cầu hiệu quả xoay quanh các nhiệm vụ cơ bản; nhu cầu
đổi mới liên tục, và nhu cầu tránh bị cứng nhắc bằng cách bảo
đảm sự phản ứng tối thiểu đối với các mối đe dọa chính. Do đó,
chúng tôi cho rằng “hình thức” cơ cấu tổ chức phải được dựa trên