giờ cũng quan niệm rằng sự sắp xếp như vậy chỉ mang tính tạm
thời; và (4) quyết tâm tổ chức lại bộ máy và cải tổ lại các vị trí (trong
khi vẫn giữ được tính toàn vẹn về hình thức của tổ chức cơ bản) khi
cần thiết.
Các phương pháp về “phá vỡ thói quen” mang tính cấu trúc này
là những phương thuốc cho chính những vấn đề đã đưa đến các
cơ cấu tổ chức theo ma trận. Đều đặn tổ chức lại bộ máy là phương
thức đáp ứng lại áp lực phải chuyển dịch mà không cần thiết phải
lập nên các thiết chế ”nhất thể hoá thường trực” khổng lồ mà
trên lý thuyết sẽ phụ trách tất cả mọi vấn đề có thể phát sinh từ
mọi khía cạnh. Việc phân chia hay tạo ra các tổ chức mới cũng như
việc kinh doanh theo sản phẩm hay mặt hàng, là những phương thức
được sử dụng để đối phó với áp lực phải chuyển dịch trong khi vẫn
duy trì được tính toàn vẹn của tổ chức làm nền tảng nâng đỡ bên
dưới.
Như vậy, cả ba trụ cột này trước hết đều là giải pháp mang tính
“lý luận” cho các vấn đề có thể làm nảy sinh cơ cấu tổ chức theo
ma trận, cũng như những vấn đề phát sinh từ cơ cấu tổ chức theo
ma trận, khi nó đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên. Tựu chung
lại, ba trụ cột ấy cũng tương ứng với các hệ thống quản lý của
nhiều công ty thành công vượt trội.