là chiến tranh lãnh thổ còn chưa bắt đầu.
Giờ thì rất gần mục tiêu của nó, nó trình các nhận dạng cho kiến bảo vệ, sau
đó đi vào trong hành lang cuối cùng dẫn tới phòng Kiến Chúa.
Tới ngưỡng cửa nó dừng lại, choáng ngợp trước vẻ đẹp toát ra từ nơi có
một không hai này. Đó là một căn phòng hình tròn lớn được xây theo các
quy tắc kiến trúc và hình học rất chính xác mà các kiến chúa bí mật truyền
lại cho con gái mình.
Vòm chính cao mười hai đầu và đường kính là ba mươi sáu (đầu là đơn vị
đo của Liên bang; một đầu tương đương với ba milimét đơn vị đo thông
thường của con người). Các cột trụ xây bằng xi măng quý hiếm đỡ ngôi đền
côn trùng này, mà ngôi đền được thiết kế, với nền nhà lõm xuống, để các
phân tử hương thơm do các cá thể tỏa ra lưu giữ càng lâu càng tốt mà không
bị ngấm vào tường. Đó là một đài vòng khứu giác ấn tượng.
Một quý bà to béo nằm ở giữa. Bà nằm sấp và thỉnh thoảng khua chân về
phía một bông hoa vàng. Bông hoa thỉnh thoảng bất thình lình khép lại.
Nhưng cái chân đã rút ra.
Quý bà đó là Belo-kiu-kiuni.
Belo-kiu-kiuni, kiến chúa đỏ hung cuối cùng của tổ trung tâm.
Belo-kiu-kiuni, người đẻ trứng duy nhất, người sinh ra tất cả những cơ thể
và mọi trí óc của Bầy.
Belo-kiu-kiuni, người từng cai trị trong cuộc đại chiến với ong, trong cuộc
chinh phục các tổ mối miền Nam, trong cuộc bình định các lãnh địa của
nhện, trong cuộc chiến tranh tiêu hao kinh hoàng do bọn ong vò vẽ cây sồi
gây hấn, và từ năm ngoái chính Belo-kiu-kiuni là người phối hợp lực lượng
của các tổ để chống lại sức ép ở biên giới phía Bắc với kiến lùn.
Belo-kiu-kiuni, người đã phá mọi kỷ lục về sống lâu.
Belo-kiu-kiuni, mẹ nó.
Tác phẩm sống đó ở đây, ngay cạnh nó, như ngày xưa. Trừ việc Mẹ được
khoảng hai mươi kiến thợ nô lệ trẻ tẩm ướt và xoa bóp, trong khi đó, ngày
xưa, chính nó, con đực 327, chăm sóc Mẹ với những bàn chân nhỏ còn
vụng về của mình.