ly những khổ đau của cuộc sống. Sự suy sụp tinh thần của mẹ tôi làm hai
anh em tôi hoảng sợ, tránh cái phòng ngủ của bà như tránh cái thế giới của
người cùi.
May mắn là nhờ sự giúp đỡ và thăm viếng thường xuyên của bà Đặng, mẹ
tôi quyết định chỉnh đốn lại cuộc sống của mình, lại lao vào chuyện buôn
bán. Mặc dù mẹ tôi cũng đã có chút hiểu biết về chuyện buôn bán qua kinh
nghiệm mở nhà băng, nhưng cái ý nghĩ phải giành giật với những người
khác để mua hàng hóa rồi mang đi bán lại với giá cao hơn làm mẹ tôi
không vui. Tuy nhiên, mẹ tôi biết là bà phải làm, không cách này thì cách
khác để có miếng cơm cho gia đình.
*
Mùa hè năm đó vú Loan trở về từ chuyến công tác với toán Thanh Niên
Xung Phong. Sau ba năm lặn lội trong rừng với hơn hai trăm người con gái
khác để chứng tỏ sự dâng hiến của mình với chính quyền mới, hạn kỳ của
chị đã mãn.
Hôm tôi bị Ông hiệu trưởng đuổi ra khỏi đoàn diễn hành, trên đường về
nhà tôi nhận ra Loan cùng với đám đồng chí của chị. Mặc dù chị mặc một
bộ đồ ka ki xanh dày cộm, rộng thùng thình che hết những đường nét của
một thân thể đàn bà, nhưng tôi nhận ra khuôn mặt khả ái của chị ngay lập
tức. Suốt mấy năm làm việc dưới ánh nắng mặt trời đã làm cho da chị sạm
đi. Chiếc ba lô nhà binh chứa tất cả tài sản của chị đè nặng trên cái thân
hình nhỏ nhắn của chị. Chị mỉm cười khi thấy tôi vừa kêu tên vừa chạy lại.
Chúng tôi ôm nhau, nước mắt đầm đìa, thật lâu rồi mới buông ra để ngắm
nhìn nhau và cười phá lên khi khám phá ra những thay đổi của nhau.
"Sao em không viết thư cho chị? Em có nhận được thư của chị không?" Chị
hỏi.
"Không." Tôi đáp. "Nhà không nhận được lá thư nào của chị. Mà cũng
không viết thư cho chị được vì không biết chị Ở đâu. Chỉ gởi bao nhiêu lá
thử"
"Chị không nhớ." Chị có vẻ bối rối. "Nhiều lắm. Lúc đầu thì gần như hàng
tuần. Chị còn nhờ một người bạn đích thân chuyển dùm nữa. Thật kỳ lạ là ở
nhà không nhận được bức thư nào." Chị đăm chiêu suy nghĩ. "Chị không