nuồm nuộp hết từ chỗ này tới chỗ nọ.
Trong lá thư gởi kèm theo giấy thông hành của chúng tôi cho biết sở di trú
tọa lạc tại số 4, đại lộ Duy Tân, con đường nổi tiếng vì có nhiều hàng me
cao, bóng láng. Đây là một loại cây nhiệt đới, lá nhỏ, cành đan nhau thành
một tấm màng lá che phủ suốt con đường. Dinh Độc Lập và toà đại sứ Mỹ
cũ cách đó mấy dãy đường , nằm dấu mình sau những tàn mẹ Sáu giờ rưỡi
sáng, tôi và gia đình tụ tập ngay trước sở di trú cùng với hai mươi gia đình
khác, chờ xe buýt chở đến địa điểm phỏng vấn cách đó chừng một giờ lái
xe.
Vào thời gian đó, lệnh cấm vận giữa Mỹ và Việt Nam được áp dụng triệt
để. Nhân viên thiện nguyện Mỹ phải bay từ Băng Cốc đến một vùng ở
ngoại ô Sài Gòn để làm việc rồi bay trở ra trước khi đêm xuống. Xe buýt
chở chúng tôi đến gặp những người đại diện này trong khoảng thời gian đã
được quy định đó.
Chỗ làm việc của họ nằm trong một biệt thự có lẽ của một thương gia giầu
có trước đây. Những vật dụng trang hoàng đắt tiền của người chủ cũ vẫn
còn thấy được. Ngôi biệt thự được xây ở lưng chừng đồi, ngó xuống một
rừng cây cao su, kiến trúc theo hình chữ U, một căn lớn ở giữa nối với hai
căn nhỏ hơn hai bên, thông với nhau bởi một dãy hành lang lót bằng đá hoa
cương đỏ. Các căn phòng rộng có cửa sổ kính ở lầu hai và lầu ba được
trưng dụng thành phòng làm việc.
Qua khung cửa kính, tôi nhìn thấy mấy người ngoại quốc đi tới đi lui, tay
cầm bút và hồ sợ Bất cứ người nào trong nhóm họ cũng có thể là người đã
đánh máy bức thư gởi cho tôi. Và bây giờ họ sẽ quyết định số phận của tôi.
Mặt mũi họ trông thật đẹp, thật sáng sủa, mà cũng thật xa lạ. Tôi muốn trở
thành một người như họ. Và lần đầu tiên trong đời, tôi không cảm thấy xấu
hổ về cái nguồn gốc Mỹ của tôi. Nhìn họ, tôi hiểu được tôi từ đâu tới và sẽ
thuộc về đâu. Sự hiện diện của họ khơi dậy trong tôi một khát khao mạnh
mẽ.
Như đọc được giòng tư tưởng của tôi, mẹ tôi kéo tay tôi chỉ vào những
người Mỹ, nói: "Kiên, con nhìn kìa. Con thấy gì không? Con phượng hoàng
đã đến để đưa con của nó đị"