được một bài học đắt giá. Bất cứ những chuyện sai trái nào tôi đã làm cho
bà thì tôi đã phải trả một cái giá đắt rồi, trả cả vốn lẫn lời. Tội bị cướp, bị
đánh đập. Và cái bọn "cách miệng" chó đẻ nhốt tôi hai tuần vì tội ngủ ngoài
công viên. Trừ cái bọn đó ra, tôi nghĩ chẳng ai màng đến việc sống chết của
tôi. Tệ hơn nữa là tôi đã xài hết tiền, bán cả căn cước và giấy thông hành.
Ba ngày rồi tôi chưa có hột cơm nào trong bụng, vừa đói vừa mệt. Xin bà
đừng đuổi tôi ra khỏi nhà, ít ra thì cũng cho tôi ở tạm vài ngày."
Mẹ tôi vẫn lặng thinh. Ông Lâm tiếp tục:
"Nếu bà thực sự muốn đuổi tôi đi thì cũng xin bà cho tôi ăn, cho tôi tắm rửa
một chút. Tôi xin bà."
Mẹ tôi không có thì giờ để trả lời. Bên ngoài, chúng tôi nghe tiếng động cơ
xe nhà binh, báo hiệu là ông Trần và đám công an đã đến. Qua khung cửa
sổ, chúng tôi thấy những chiếc xe của họ đậu bừa bãi trên lối đi và những
người công an vội vã kéo nhau vào theo con đường ngập rác xuyên qua khu
vườn. Ngay khi thấy mẹ tôi, ông Trần toét miệng ra cười. Tóc ông ta láng
mướt và chải tém ra phía sau trông như một cái đuôi vịt, trên vai mang một
chiếc xắc cốt, một mốt của đám cán bộ Việt Cộng. Ông ta ra dấu cho toán
công an đi nhanh lên, khi đến gần nhà.
Mẹ tôi quay sang ông Lâm:
"Ông muốn ở đây, phải không? Báo cho ông biết là tôi không còn là người
có quyền quyết định nữa. Ông cần phải hỏi ông tạ"
"Ông tả Ai?" Ông Lâm ngơ ngác.
"Ông nhìn ra sẽ thấy." Mẹ tôi nhún vai.
Ông Lâm nhìn toán người mới tới với vẻ khó hiểu.
"Chuyện gì vậy?" Ông ta hỏi. "Tại sao công an đến nhà bà vậy? Bà đã làm
gì ở đây, Khuôn?"
Mẹ tôi bước đến chào ông Trần ngay khi ông vừa mới đặt chân vào nền
gạch hoa trong nhà. "Chào ông Trần, ông đến thật đúng giờ. Chúng tôi vừa
mới thu dọn đồ đạc xong. Ông còn nhớ ông Lâm đây không?" Quay sang
Lâm, mẹ tôi tiếp: "Ông Lâm, tôi nghĩ tôi không cần phải giới thiệu ông với
ông Trần đây, nhưng có một việc ông cần phải biết. Kể từ hôm nay, ông
Trần , khóm trưởng của chúng ta, sẽ là chủ ngôi biệt thự này. Vì vậy, nếu