Ông Lâm rán nở một nụ cười:
"Thưa ông, ông biết là tôi ở trong căn nhà này năm sáu năm naỵ Tôi cũng
là một thành viên trong gia đình này giống như tất cả mọi người hiện đang
có mặt tại đây, trừ ông."
"Ông có hôn thú với bà ta không?"
"Không, nhưng tôi là cha của đứa bé trong bào thai."
Đến lượt mẹ tôi đỏ mặt khi ông Trần quay sang đối diện bà: "Bà Khuôn, tôi
không muốn cãi cọ với thằng điếm chảy này. Tôi để tùy bà. Sáu hay bảy
người?"
"Có sáu người trong hộ tôi." Mẹ tôi trả lời chắc nịch.
Mẹ tôi định nói thêm gì đó, nhưng ông Trần ra dấu cho mẹ tôi im lặng. Đôi
lông mày ông ta nhíu lại.
"Để coi." Ông ta nói. "Cái thằng dở hơi này nói cũng có lý. Không có
người đàn ông nào trong hộ này, trừ người cha già của bà mà không chừng
sẽ bị bắt đi học tập cải tạo vì những tội ác trong quá khứ. Mà dù cho ông ta
được nhà nước khoan hồng vì tàn tật đi nữa thì hộ này cũng không có đủ
nhân lực lao động. Nếu tôi cho tên hắn vào thì sẽ tăng lực lượng lao động
lên gấp đôi. Ý kiến tốt, bà nghĩ sao? Mà dù bà không đồng ý với tôi đi nữa
thì rồi một ngày nào đó bà sẽ cảm ơn tôi."
Như vậy là ông ta đã quyết định. Không để cho mẹ tôi có được một lời
phản đối, ông ta nắn nót ghi tên bảy người vào cuốn sổ. Ngay sau khi mẹ
tôi ký vào giấy hiến nhà, ông Trần trao cho mẹ tôi cuốn sổ hộ khẩu. Cho tất
cả những giấy tờ còn lại vào cái xắc cốt, ông ta quay sang nhìn Loan. Ông
ta ngắm nhìn vú Loan thật lâu như một nông gia quan sát đánh giá một con
bò cái. Rồi ông ta lên tiếng, giọng không một chút oán ghét:
"Loan, cô năm nay mười tám tuổi phải không?"
"Dạ đúng." Vú Loan trả lời.
"Tốt, tốt lắm. Đây là cuốn sách nhỏ tôi muốn cô đọc. Cuốn sách này nói về
Đoàn Thanh Niên Xung Phong, một tổ chức gồm những người trẻ như cộ
Tôi đề nghị cô nên đọc, và nếu lúc nào cô quyết định muốn gia nhập, hoặc
nếu cô muốn biết thêm tin tức gì thì liên lạc với người khóm trưởng của cô,
hoặc với tôi. Chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp cho cộ Sự thật là tôi đã chứng