46.
Cuộc sống ở Paris đắt đỏ hơn là Philip tưởng, nên đến tháng Hai anh đã
xài hết phần lớn số tiền đem theo ban đầu. Anh quá kiêu hãnh nên không
cầu cứu với ông bác, người giám hộ, và cũng không muốn bác gái Louisa
biết mình đang lâm vào cảnh thiếu thốn túng quẫn, vì anh biết chắc thế nào
bác cũng gửi cho anh chút ít tiền riêng của bác, và anh hiểu khả năng của
bác ít ỏi biết chừng nào. Còn ba tháng nữa anh sẽ đến tuổi trưởng thành, sẽ
được sở hữu cái tài sản nhỏ bé của mình, anh sẽ vượt qua được gian đoạn
khó khăn này bằng cách bán đi ít nữ trang xoàng xĩnh thừa hưởng của cha.
Thời gian này Lawson đưa ra ý kiến là hai người nên thuê một xưởng vẽ
nhỏ còn bỏ không ở một phố đi ra đại lộ Raspail. Xưởng này rất rẻ, có
buồng xếp có thể dùng làm buồng ngủ, và vì sáng này Philip cũng đến
trường, nên Lawson có thể yên tĩnh sử dụng xưởng vẽ trong thời gian đó,
sau khi lang thang hết trường này đến trường khác, Lawson kết luận được
rằng anh có thể làm việc một mình mà có kết quả và dự định tìm người
mẫu làm ba, bốn ngày trong một tuần. Lúc đầu Philip do dự vì sự tốn kém,
nhưng sau đó hai người đã tính toán hết, và dường như (họ rất mong muốn
có xưởng vẽ riêng nên đã tính toán thật thiết thực) phí tổn cũng chẳng
nhiều hơn ở khách sạn. Dù tiền nhà, tiền dọn dẹp quét tước cho người gác
cổng có nhiều hơn trước chút ít họ cũng gỡ lại được bằng cách nấu lấy bữa
ăn sáng. Một vài năm trước đây, hẳn Philip đã nhất định từ chối không ở
chung phòng với ai vì anh rất hay lo nghĩ đến cái chân tật nguyền của mình
nhưng rồi cái cách nhìn nhận vấn đề lệch lạc như vậy dần dần cũng giảm
nhẹ. Ở Pari cái đó không có gì là quan trọng lắm, và mặc dù bản thân anh
không lúc nào quên, nhưng anh thôi không còn có cảm giác người khác
luôn luôn để ý đến điều đó. Họ dọn đến nhà mới, mua hai cái giường, một
cái giá rửa mặt, một vài chiếc ghế, và lần đầu tiên họ cảm thấy vui sướng vì
được làm chủ. Hai người bồi hồi xúc động đến nỗi đêm đầu nằm lên cái