phải mướn xe ngựa đi dự khiêu vũ (3).
- “Cháu không để bụng chuyện anh ta không nói chuyện với bà Long,
nhưng cháu mong anh ta đã khiêu vũ với Eliza”, Charlotte nói.
- Lizzy, nếu còn lần sau và nếu mẹ là con, mẹ sẽ không khiêu vũ với
hắn.”
- Tin con đi mẹ. Con dám hứa với mẹ là con sẽ không bao giờ khiêu vũ
với hắn ta.
- “Tính kiêu ngạo của anh ta”, Charlotte nói, “không làm tôi khó chịu
mấy vì anh ta có lý do chính đáng để kiêu ngạo. Thử hỏi một thanh niên
đẹp trai với gia đình, tài sản và mọi thứ như anh ta, anh ta có nên tự cao
không. Nếu hỏi tôi, tôi xin nói rằng anh ta có quyền để kiêu ngạo”.
- “Điều đó rất đúng và tôi cũng có thể dễ dàng tha thứ cho tính kiêu ngạo
của anh ta nếu như anh ta không làm mất thể diện của tôi”. Elizabeth trả
lời.
Mary đưa ra lời nhận xét dựa theo những quan sát của mình:
- Tính kiêu hãnh là một nhược điểm thường tình. Dựa vào những gì đã
đọc được, em tin rằng thông thường con
người ai cũng dễ có khuynh hướng kiêu hãnh. Trong số chúng ta, ít ai
không có tính tự mãn về phẩm chất của mình, dù phẩm chất đó có thật hay
chỉ do mình tưởng tượng. Kiêu ngạo và kiêu hãnh là hai tính cách khác
biệt, mặc dù đôi khi hai chữ bị sử dụng giống nhau. Một người có thể kiêu
hãnh nhưng không kiêu ngạo. Sự kiêu hãnh liên quan nhiều tới ý kiến của
chúng ta tự nghĩ về chính bản thân mình. Còn sự kiêu ngạo là những ý kiến
mà chúng ta muốn người khác nghĩ về mình.
Cậu con trai nhà Lucas, được các chị dẫn đi theo, la to:
- Nếu giàu có như Darcy, em sẽ không quan tâm mình kiêu ngạo thế nào.
Em chỉ cần nuôi một đàn chó săn và uống một chai rượu mỗi ngày là đủ.
- “Như vậy thì uống cho đã đời vào, nếu bác thấy cháu làm như vậy, bác
sẽ giật chai rượu đi ngay”, bà Bennet nói.
Cậu bé phản đối câu nói của bà Bennet nhưng bà tuyên bố mình sẽ nhất
định làm như vậy. Hai người tiếp tục tranh luận cho đến khi cuộc thăm
viếng chấm dứt.