ngột ngạt cho lắm. Tôi nhìn thấy những bông hoa nam qua nở rải rác đó
đây trên cánh đồng dưới mưa. Những cây đậu nành, trồng từ tháng trước,
đã bắt đầu nẩy mầm nhô lên dọc theo bờ ruộng đen nhánh phía bên kia
cánh đồng.
Trong những lúc mải mê suy nghĩ, ông lão này thường có thói quen banh
hàm răng giả khấp khểnh lung lay mà nghiến trèo trẹo. Ngày nào lão cũng
tuôn ra cùng những lời chỉ dẫn cho khách vãn cảnh nghe, nhưng vì cái hàm
răng giả của lão càng ngày người ta càng khó mà hiểu được lão muốn nói
gì. Thế là lão ta tuyệt đối không thèm để ý gì tới những lời bao nhiêu người
khuyên mời, thúc giục lão đi chữa lại hàm răng. Lão già vừa nhìn cánh
đồng vừa lẩm bẩm một mình. Lão im lặng một lúc và tôi nghe rõ riếng răng
lão va chạm vào nhau kêu lách cách. Thế rồi lão lại lẩm bẩm. Có lẽ lão càu
nhàu vì sự chậm trễ trong việc sửa chữa chiếc máy báo động phòng hỏa.
Khi lắng nghe tiếng thì thầm khó hiểu của lão, tôi có cảm tưởng lão đang
nói với hoặc hai hàm răng của lão hoặc cái máy báo động phòng hỏa rằng
sửa chữa bây giờ thì cũng quá muộn mất rồi.
Đêm hôm đó Lão sư phụ có một người khách lạ ít khi thấy tới Lộc Uyển tự.
đó là Hòa thượng Kuwai Zenkai trụ trì Long Pháp tự ở huyện Fukui, bạn
học của Lão sư trong những ngày còn tu học với nhau trong tăng đường. Vì
thượng tọa Zenkai là bạn thân của Lão sư phụ nên cũng chơi thân với ba
tôi.
Khi thượng tọa Zenkai tới thì Lão sư phụ đi vắng. Có người gọi điện thoại
báo cho ông biết hiện có một khách quý đang chờ; ông nói sẽ trở về trong
vòng một tiếng đồng hồ. Hòa thượng Zenkai tới Kyoto và nghỉ chân tại
chùa chúng tôi trong một hai ngày.
Tôi nhớ trước kia Ba thường vui vẻ kể truyện về Hòa thượng Zenkai và tôi
nhận thấy Ba hết sức kính yêu ông. Vị Hòa thượng này có dáng vẻ rất đàn
ông, cả về dung mạo lẫn tính tình và điển hình cho các Thiền tăng sừng sỏ.
Ông cao đến một thước tám, da đen sì, lông mày rậm, tiếng nói nghe như
sấm rền.
Khi một trong những thằng bạn tới bảo tôi rằng Hòa thượng Zenkai có ý
muốn nói chuyện với tôi trong khi chờ đợi Lão sư phụ trở về, tôi cảm thấy