KIM CÁC TỰ ( KINKAKUJI ) - YUKIO - Trang 21

không chịu nghe theo. Sau này khi nghĩ tới việc đó tôi mới biết là Ba muốn
tự mình dẫn tôi tới ra mắt viện chủ Kim Các Tự trong khi Ba còn sống trên
thế gian này.
Tới thăm Kim Các Tự đối với tôi dĩ nhiên đã là một mơ ước từ bao nhiêu
lâu, nhưng nghĩ tới việc thực hiện một cuộc hành trình với Ba dù Ba đã cố
gắng hết sức vẫn khiến bất cứ ai nhìn ông phải thấy ngay là Ba đang ốm rất
nặng - tôi không thấy gì làm thích thú. Khi mà thời gian đối mặt với Kim
Các Tự tới gần, cái Kim Các Tự mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt,
lòng tôi mỗi lúc lại thêm trù trừ. Dù thế nào đi nữa, điều cốt yếu là Kim
Các Tự phải thật đẹp đẽ. Do đó, tôi đem đánh cá tất cả không phải lên cái
đẹp khách quan của chính ngôi chùa cho bằng cái khả năng tưởng tượng ra
vẻ đẹp của nó nơi riêng tôi.
Tôi hoàn toàn thông hiểu về những điều liên hệ tới Kim Các Tự, ít nhất là
trong phạm vi hiểu biết của một thiếu niên vào tuổi tôi. Qua một cuốn sách
nghệ thuật, tôi đã học lời giải thích sơ lược sau đây về lịch sử Kim Các Tự.
“Ashikaga Yoshimitsu (1358-1408) được gia đình Saionji nhượng lại Bắc
sơn điện và biến nó thành một biệt thự rộng lớn. Những tòa kiến trúc chủ
yếu là Xá Lợi điện, Hộ Ma đường, Sám Pháp đường và Pháp Thủy viện
xây dựng theo kiến trúc Phật giáo cùng Thần điện. Công Khanh gian Hội
Sở, Thiên Kính các, Truyền điện và Khán Tuyết đính theo lối kiến trúc có
quan hệ với các trú xá. Xá lợi điện là kiến trúc được xây dựng cẩn thận nhất
và về sau được gọi là Kim Các Tự. Thực khó mà xác định nó đã mang cái
tên này lần đầu tiên vào lúc nào, nhưng có vẻ sau cuộc biến loạn Ojin
(1467-77). Trong thời đại Bummei (1469-87) tên này được phổ biến và trở
nên thông dụng.
“Kim Các Tự là một kiến trúc ba tầng hình tháp nhìn xuống một uyển trì
(Kính Triều trì). Có lẽ đã được hoàn tất vào khoảng năm thứ năm đời Oei
(1389). Hai từng dưới được xây theo kiểu tẩm điện với lối kiến trúc cổ
truyền và có những cánh cửa chớp có thể xếp lại, nhưng tầng thứ ba là một
căn phòng sáu thước vuông xây theo kiểu Thiền đường thuần túy của nhà
Phật ở giữa có sạn đường hộ, hai bên phải và trái có hoa đầu song. Mái lợp
bằng vỏ cây trắc bách diệp dựng theo kiểu bảo bình, bên trái có một con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.