dấy lên một cảm giác lệ thuộc, có thể thoải mái nói ra hết những u oán trong
lòng.
Hàn Nhạn Thanh lẳng lặng lắng nghe tiếng lòng của Trần A Kiều, dần
nhớ lại lúc nàng còn bé, cha thường về nhà rất muộn, mẹ nàng thức trắng
đêm đợi chờ đau khổ. Khi đó mẹ ngồi bên giường, nhẹ nhàng vuốt ve mái
tóc nàng, dịu dàng nói: “Nhạn Nhi, Nhạn Nhi, con nhìn xem đàn ông trong
thiên hạ đều bạc bẽo, chỉ biết đến ‘Kim ốc tàng Kiều’, phong lưu sung
sướng, có khi nào nhớ tới vợ con ở nhà mỏi mắt đợi chờ đâu.”
Rất lâu, rất lâu sau, nàng vẫn nhớ như in ánh mắt trộn lẫn quyến luyến, u
oán, hoài niệm của mẹ nàng khi đó.
Người đời dùng điển tích “Kim ốc tàng Kiều” để chỉ đàn ông ngoài sủng
ái tình nhân mà quên mất xuất xứ ban đầu của “Kim ốc tàng Kiều” là kể về
người vợ cả của một vị hoàng đế.
“A Kiều, không cần phải đau lòng. Nếu như... ngay cả ngươi cũng không
tin bản thân mình thì trách chi cả thế giới này ruồng bỏ ngươi.”
“Ngươi nói không sai. Ngươi chỉ... sinh ra muộn hơn hai ngàn năm.”
Hàn Nhạn Thanh âu sầu:
“Vua Hán chuộng A Kiều, xây cung vàng khóa chặt
Tiếng ho động trời xanh, vui bảo là tiếng nhạc
Nuông quá làm thương hết, ghen nhiều khiến tình tan
Trường Môn một bước ngang, xe không buồn ghé tới