“Muội muội nói sai rồi”, Lý Chỉ cải chính, “Phải nói là, cuộc chiến trong
cung Vị Ương chưa từng kết thúc.”
Năm Nguyên Sóc thứ sáu có thể nói là một năm đầy biến động. Tháng
Tư, Đại tướng quân Vệ Thanh dẫn Giáo úy Trương Khiên thông thạo tình
hình Tây Vực vừa gia nhập và cả Hoắc Khứ Bệnh mới được phong làm
Phiêu kỵ giáo úy, xuất quân tiếp tục bước đường chinh phục Hung Nô.
Trương Khiên biết rõ trên sa mạc nơi nào có đồng cỏ và nguồn nước nên
quân Hán không thiếu nước uống.
Trung quân của Vệ Thanh gặp quân Hung Nô, vừa chém đầu vừa bắt làm
nô lệ hơn vạn người. Phía bên cánh trái, Tô Kiến, Triệu Tín thống lĩnh hơn
ba ngàn kỵ binh tao ngộ với quân chủ lực của Thiền vu Hung Nô ở trên
thảo nguyên, kịch chiến nửa ngày, bị tổn thất hơn một nửa quân số. Trường
Tín hầu Liễu Duệ, Trung lang tướng Lý Quảng từ hai bên phải trái kéo về
yểm trợ. Ba đoàn quân hợp một, Tô Kiến lại có nỏ lớn nên Triệu Tín tinh
thần phấn khởi đánh quân Thiền vu đại bại, buộc Thiền vu phải bỏ chạy,
chém đầu bắt làm nô lệ gần một vạn. Phiêu kỵ giáo úy Hoắc Khứ Bệnh dẫn
tám trăm khinh kỵ binh
[7]
dưới quyền tập kích vào doanh trại khiến Hung
Nô tổn thất nặng nề, bắt sống nhiều quý tộc.
[7] Kỵ binh thường được dùng trong nhiều công tác khác nhau: do thám, vu hồi, dẫn dụ, bọc hậu,
hộ tống. Trong đó, khinh kỵ binh được trang bị giáp nhẹ khi chiến đấu, sở hữu năng lực tác chiến khá
và cực kỳ cơ động.
Tin tức truyền về Trường An, Vũ Đế vui mừng ban thưởng cho tất cả
mọi người, thăng Trương Khiên làm Bác Vọng hầu, Hoắc Khứ Bệnh làm
Quan Quân hầu. Lý Quảng nhờ có quân công nên được phong làm Chấn
Viễn hầu, cuối cùng cũng thoát được cái số “Lý Quảng khó phong” trong
lịch sử.
Tháng Tư năm đó.