“Trần nương nương và Trưởng công chúa Phi Nguyệt dẫn Hoàng tử
Mạch và Công chúa Duyệt Trữ đi ra ngoài từ sáng sớm, chúng nô tỳ không
biết.”
Bốn người đang quỳ bị kinh sợ đến toát mồ hôi, không ai ngờ rằng
Hoàng thượng lại không hề báo trước, đi đến cung Trường Môn thăm hoàng
hậu đời trước đã bị đích thân mình phế bỏ. Lưu Triệt lạnh lùng nhìn bọn họ,
vẻ mặt không chút thay đổi, “Thế nào? Chẳng lẽ các ngươi còn muốn trẫm
tự đi tìm sao?” Bốn người vội vàng dập đầu, “Nô tỳ xin đi ngay”, rồi sấp
ngửa chạy ra khỏi cung Trường Môn.
Lưu Triệt lẳng lặng đứng ở trước cửa cung, một cơn gió thu thổi ào qua
làm xiêm áo của y bay lất phất. Dương Đắc Ý đứng phía sau hầu hạ, cẩn
thận hỏi, “Hoàng thượng, có muốn vào trong nghỉ một chút hay không?”
Lưu Triệt không lên tiếng. Mãi một lúc lâu sau, khi hắn cho là Lưu Triệt
không trả lời nữa thì chợt nghe thấy tiếng “ừ” khe khẽ. Lưu Triệt đi vào
cung Trường Môn trống trơn không một bóng người, nhưng không vào
chính cung mà đi tới điện Bát Nhã ở chái đông.
Thì ra là Hoàng thượng vẫn còn nhớ Trần nương nương. Dương Đắc Ý
đi theo Hoàng thượng, ánh mắt thể hiện vẻ thấu hiểu.
Cung Trường Môn tuy gọi là cung nhưng kích thước trên thực tế thì
không lớn, Điện Bát Nhã là điện phụ nhưng lại hết sức đẹp đẽ tinh xảo. Lưu
Triệt bước vào, thấy ngoài cửa sổ có một hàng trúc tỏa bóng xuống làm cho
cả gian điện mát mẻ. Trên bàn đặt một đỉnh trà phong cách cổ kính vừa mới
pha, khói phảng phất bay lên cũng nhiễm màu xanh lục, khung cảnh ngầm
thiết kế theo câu: “Chén ngọc trà trong xông khói lục. Song thưa cờ vãn
lạnh tay ngà” Chính giữa trung tâm điện treo một bức họa chỉ vẽ toàn trúc
xanh, dáng thẳng tắp thanh cao, dạt dào sức sống, dấu Triện thanh mảnh,
hẳn là của người vào cung từ đất Thục, họ Trác tên Văn Quân. Chữ đề hai