đêm xuân, hương hoa thoang thoảng, hớn hở nói, “Nương nương đàn thật
hay, không biết tên khúc nhạc là gì?”
“Xuân giang hoa nguyệt dạ”
[2]
, Trần A Kiều thu đàn, khí định thần nhàn
nói.
[2] Xuân giang hoa nguyệt dạ (Đêm trăng hoa trên sông xuân) là một bài thơ của Trương Nhược
Hư.
“Xuân giang hoa nguyệt dạ”, Lưu Tế Quân ngân nga từng chữ, “Quả
nhiên tên rất hay, thật hợp với khúc đàn. Chẳng hay có lời không?”
“Có, để ta viết ra giấy cho Tế Quân mang về nhé.”
Lưu Tế Quân khẽ quỳ gối, “Tế Quân đa tạ ân điển của nương nương.”
Đảo mắt thì bóng chiều đã ngả về tây, Kim Nga bắt buộc phải ra về mà
vẫn cứ cầm tay Lưu Lăng lưu luyến mãi không rời. Lưu Lăng bật cười
khuyên nhủ, “Chỉ ít ngày nữa sẽ được ở cùng một chỗ với nhau rồi, cần gì
phải nhung nhớ.” Kim Nga hiểu ra mới chịu rời tay rồi xoay người dẫn Lưu
Tế Quân bước đi.
Lưu Lăng quay lại, thấy A Kiều đứng trước điện, ánh mắt nàng đơn cô
không khỏi thần người ra, khẽ chau mày.
Thoáng cái đã đến ngày cuối cùng của năm Nguyên Sóc thứ sáu. Theo
thường lệ, Hoàng thượng và Hoàng hậu phải dẫn phi tần, hoàng tử đến lễ
bái thái miếu. Thái miếu là nơi tế lễ tổ tông, ngoài Hoàng hậu tất cả các phi
tần đều không được vào, phải chờ ở ngoài điện.
Lưu Triệt mặc lễ phục, mũ miện màu đen chắp tay đứng trước bậc thềm
của thái miếu, dưới ánh mặt trời mùa đông lộ ra vẻ lạnh lùng tôn quý. Vệ