Vì liên quan đến mẫu thân nên Lưu Triệt không phân cho phi tần đến
sống ở điện Linh Tâm. Mặc dù Vương thái hậu đã rời đến cung Trường
Nhạc sau khi Lưu Triệt đăng cơ nhưng điện Linh Tâm vẫn thường xuyến
được quét dọn. Có lẽ, đối với Lưu Triệt, nơi đó có ký ức về thời thơ ấu và
dấu ấn của mẫu thân. Mặc dù bình thường Lưu Triệt chưa từng thể hiện
mình để tâm đến những thứ này, nhưng vào khoảnh khắc mẫu thân vừa mất
thì ngay cả một bậc đế vương sắt đá như y cũng có những nỗi đau đớn
không nói nên lời.
Vệ Tử Phu đứng ở đình nghỉ chân bên ngoài điện Linh Tâm nhìn vọng
về đoàn Kỳ Môn quân đao thương sáng lòa đang tiến qua cửa điện ở đằng
xa, lòng dâng lên một nỗi thê lương. Nàng ta cúi đầu, hiểu rõ người mà Lưu
Triệt muốn gặp lúc này tuyệt đối không phải là mình. Không biết qua bao
lâu, nàng ta bỗng nghe thấy Thải Thanh ở bên cạnh khẽ bẩm, “Nương
nương, Trần nương nương cũng tới.”
Vệ Tử Phu lặng người, ngẩng đầu lên nhìn thấy có một người con gái
mặc cung trang màu trắng đang đi trên hành lang cung Vị Ương phía trước
điện Linh Tâm, trông giống hệt Trần A Kiều từ cách búi tóc cho tới y phục
thường ngày. Đến gần thì mới nhận ra đó là Doãn tiệp dư ở điện Cao Môn.
“Ồ, là Doãn tiệp dư!” Thải Thanh kinh ngạc kêu lên, “Cô ta tới đó làm gì
vậy?”
Sau khi từ Thượng Lâm Uyển trở về hồi năm Nguyên Thú đầu tiên,
Doãn Giai La được chuẩn đoán là đã có mang. Đến tháng Mười thì cô sinh
con gái. Lưu Triệt ban tên Hàm, phong tên chữ là Di An nhưng thôi không
đến điện Cao Môn với Doãn tiệp dư. Chuyện cá chép hóa rồng cho tới nửa
tháng độc chiếm ân sủng năm xưa đã trôi qua như giấc mộng Nam Kha
[2]
.
[2] Giấc mộng Nam Kha: Dùng để hình dung cõi mộng hoặc một ước vọng không tưởng của một
người nào đó. Thành ngữ này có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết Tiểu sử Nam Kha Thái Thú của tác