KIM ỐC HẬN (TẬP 2) - Trang 606

lễ Phong ở Thái Sơn, Thiện ở Lương Phụ, khắc chữ lên vách đá ca tụng
công đức nhà Tần.

[1] Ung châu cũng chính là Thiểm Tây, nơi phát tích của nhà Tần.

Nhà Hán lưu truyền được năm đời, hưng thịnh nhất vào năm Kiến

Nguyên, đánh bại kẻ địch bên ngoài, chỉnh đốn pháp luật bên trong, sự
nghiệp hiển hách. Vào năm Nguyên Đỉnh đầu tiên lấy được bảo đỉnh ở sông
Phần, coi là điềm lành nên các bề tôi dâng thư thỉnh cầu Hoàng đế Lưu
Triệt tới Thái Sơn làm lễ Phong Thiện báo cáo công tích với trời xanh, loan
báo đức chính cho dân chúng. Lưu Triệt cũng động lòng, hạ lệnh cho quần
thần tham khảo phép tắc thời xưa tập luyện nghi thức, xây phủ đệ, lập minh
đường

[2]

. Đến năm Nguyên Phong đầu tiên, y định niên hiệu có chữ

“Phong” cũng là đã quyết định trong lòng, sau đó phân công các bề tôi
chuẩn bị tất cả cho đại lễ Phong Thiện. Tháng Ba năm Nguyên Phong đầu
tiên, sau khi xong chuyện kết hôn cầu hoà với Ô Tôn, Lưu Triệt dẫn bá
quan văn võ tháp tùng nghi trượng đi tuần thú phương đông, hơn một vạn
người đi theo, xe Phong Thiện nối dài mấy trăm dặm, để Thái tử Lưu Mạch
ở lại giám quốc.

[2] Minh đường: Khoảnh sân dành cho việc tế tự hay thờ cúng.

Trong xe ngự tráng lệ được nghi trượng trùng điệp vây quanh, Lưu Triệt

nhàn nhã ngồi trên giường đánh cờ với Trần A Kiều. Y nhìn dung nhan đẹp
đẽ của A Kiều, nói vẻ quan tâm, “Kiều Kiều nên cẩn thận giữ gìn sức khoẻ,
chớ để như lần trước ở Lâm Phần”. Một khi lâm bệnh thì nàng sẽ không thể
đi tiếp cùng với y.

“Được rồi.” A Kiều bật cười, “Thiếp đâu đến nỗi yếu ớt như vậy. Lần

trước là bị lạnh ngoài ý muốn mà thôi”. Khuôn mặt nàng hơi đỏ lên, nói:
“Huống chi lễ Phong Thiện ở Thái Sơn là một việc hiếm có, thiếp cũng
không muốn bỏ qua.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.