KIM TỰ THÁP ĐỎ - Trang 26

tàng với các nhân viên bảo vệ và hệ thống an ninh công nghệ cao. Không ai
có thể làm phiền chúng tôi ở đây - tôi hy vọng thế.

Chúng tôi rẽ trái để vào phía chái bảo tàng vùng Ai Cập. Những bức

tượng lớn về các pharaoh và các vị thần Ai Cập được xếp dọc theo các bức
tường, nhưng cha tôi đã phớt lờ tất cả và đi thẳng đến vật hấp dẫn nhất đang
được đặt ở giữa phòng.

“Quá đẹp,” cha tôi lầm bầm. “Và nó không phải là bản sao?”

“Không, không,” người quản lý cam đoan. “Chúng tôi thường không

dùng viên đá thật để trưng bày, nhưng vì anh - đây là viên đá thật đấy.”

Chúng tôi nhìn chăm chú vào một phiến đá màu xám đậm cao khoảng

90cm và rộng 60cm. Phiến đá được đặt trên một cái bệ, trong một cái hộp
kính. Bề mặt phẳng của hòn đá được chạm trổ ba dòng chữ riêng biệt. Phần
phía trên đỉnh là kiểu chữ viết bằng hình của Ai Cập cổ đại: chữ tượng hình.
Dòng ở giữa... tôi phải nặn óc để nhớ xem cha tôi gọi đấy là gì: Demotic,
một kiểu chữ viết có trong khoảng thời gian Hy Lạp chiếm đóng Ai Cập và
khá nhiều từ Hy Lạp bị pha tạp vào tiếng Ai Cập. Dòng chữ cuối cùng được
viết bằng chữ Hy Lạp.

“Phiến đá Rosetta,” tôi nói.

“Đó chẳng phải là chương trình máy tính sao?” Sadie hỏi.

Tôi muốn nói cho con bé nó ngốc như thế nào, nhưng người quản lý

chặn đứng tôi bằng một giọng cười sợ hãi. “Quý cố trẻ tuổi này, Phiến đã
Rosetta là chìa khóa để giải mã chữ tượng hình! Nó được phát hiện bởi đội
quân của Napoleon vào năm 1799 và...”

“Ồ, đúng thế,” Sadie nói. “Giờ tôi đã nhớ ra.”

Tôi biết nó nói thể chỉ để làm cho ông ta im miệng, nhưng cha tôi lại

không bỏ qua.

“Sadie,” ông nói, “cho đến khi hòn đá này được phát hiện, những người

khả tử... ờ, ý cha là, không ai có thể đọc được chữ tượng hình trong hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.