nữa. Ô, từ lúc đó đến giờ, tôi đang ở đâu, nếu như tôi nhớ ra, chỉ như một
bước đi chệch choạng, phân vân, đến sự ngộ tỉnh, đúng hơn, một quá trình
tự sám hối rất dài, ai biết được, dài đến bao giờ; Thực ra, nói thế nào nhỉ,
ích lợi của nỗi vô thức này nằm trong công việc của tôi, tác hại của nó cũng
từ công việc dội lại, bởi vậy, nếu không phải số phận, thì từ những ý đồ tạo
ra hành vi lúc đó của tôi, có thể kết luận, từ vô thức tôi đã hiện thực hóa
hoàn cảnh và vai trò bị chối bỏ mẹ-con trai, với một tính chất vô cùng đặc
thù, có thể nói: vì nỗi đau đớn cảm hứng, nhìn từ quan điểm làm việc, nhất
thiết tôi cần phải có (tất nhiên bên cạnh tự do, thứ cần thiết đầu tiên). Đúng
thế, sự đau đớn mang lại sức mạnh sáng tạo, với bất kỳ giá nào, dù sự cân
bằng tầm thường đã giết chết hình thức của nó, hình thức của sự sáng tạo đã
bị thủ tiêu, tôi sống trong một dạng sự thật nào đó của nỗi đau, sự thật này
có thể bị bỏ quên, nếu tôi không sống như thế. Hình ảnh nỗi đau này,
thường xuyên và đi ra từ bên trong, nhập làm một với bộ mặt của cuộc
sống, bộ mặt hiện thực nhất của cuộc sồng, tôi biết chắc chắn như vậy. Từ
đó, tôi tìm kiếm lời giải thích cho hiện tượng, cảm hứng làm việc giảm sút
khi tôi sở hữu toàn bộ tự do của mình, tại sao với việc giành giật tự do,
cùng những cơn đau đớn tinh thần, hứng khởi công việc của tôi lại tăng lên:
chứng loạn thần kinh do vô thức (hoặc làm nảy sinh ra vô thức) rõ ràng tác
động đến tôi theo kiểu, nếu nó dịu đi, niềm hứng khởi công việc của tôi xẹp
xuống, khi một cơn "điên” nổi lên, khuấy động luôn chứng loạn thần kinh
không ngủ yên, lúc đó niềm hứng khởi công việc của tôi cháy bùng lên.
Điều này thật đơn giản và dễ hiểu, như giờ đây, ta có thể suy ra, cần phải
tính đến những nguyên nhân kích thích, để bồi bổ không ngừng ngọn lửa
công việc của tôi – tôi đã lập luận một cách sắc bén, chính vì ngay lập tức,
nỗi bất lực hiện ra trước mắt tôi. Khi hoàn thành xong việc phân tích bản
thân, cùng lúc, tôi thanh toán xong với nỗi vô thức, rất tự nhiên, tôi thấy
kinh tởm nó, không chỉ với nỗi vô thức, mà với cả bản thân mình, khi tôi vỗ
béo nỗi vô thức này một cách dấu diếm và đóng kịch trước bản thân, không
gì làm tôi ghê sợ hơn chính nỗi vô thức ấu trĩ, vô thời điểm, bộc lộ sự què
quặt không tha thứ , sự non nớt tri thức này. Vậy là, ít nhất từ nỗi vô thức,
tôi khỏi bệnh, chính xác hơn, tôi cho rằng mình khỏi bệnh, tất nhiên không
từ quan điểm sức khỏe, cái chính, lấy lại được danh dự bản thân, không bao