Dù có tham sân si,
Có cũng nhƣ mộng huyễn.
Ái dục sanh ngũ ấm,
Thân ngƣời vốn chẳng thật.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tƣớng vọng tƣởng chẳng thật. Vọng
tƣởng đã chẳng thật, do đâu mà sanh khởi? Pháp gì gọi là vọng tƣởng chẳng
thật? Ở trong pháp nào có vọng tƣởng chẳng thật?
Phật bảo Đại Huệ :
- Lành thay, lành thay! Ngƣơi khéo hỏi Nhƣ Lai những nghĩa nhƣ thế, là
thƣơng xót tất cả Trời, Ngƣời thế gian, khiến họ đƣợc nhiều lợi ích và nhiều
an lạc. Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngƣơi mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Mỗi mỗi nghĩa lý là mỗi mỗi vọng tƣởng chấp trƣớc chẳng thật, dó đó sanh
khởi vọng tƣởng. Đại Huệ! Ngƣời chẳng biết tự tâm hiện lƣợng, đọa kiến
chấp hữu và vô, chấp trƣớc năng nhiếp sở nhiếp, tăng trƣởng kiến chấp của
ngoại đạo. Do tập khí vọng tƣởng, chấp trƣớc đủ thứ nghĩa lý của ngoại đạo,
đối với pháp Tâm, Tâm số (1) vọng tƣởng chấp trƣớc, cho là chỗ nhân
duyên sanh khởi của ngã và ngã sở.
(1) PHÁP TÂM, TÂM SỐ : TÂM là tâm vƣơng, gồm tám thứ thức, chấp
cho là ngã. TÂM SỐ gồm năm mƣơi mốt thứ, nhƣ tham, sân, si v.v.. cho
là sở hữu của ngã, chấp là ngã sở.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Nếu mỗi mỗi nghĩa lý mỗi mỗi chẳng thật, do tập khí vọng
tƣởng, chấp trƣớc những pháp tâm và tâm số mà sanh khởi kiến chấp ngã và
ngã sở. Thế Tôn! Nếu nhƣ thế thì mỗi mỗi tƣớng nghĩa của ngoại đạo, đọa