Tánh phi tánh đều lìa.
Nơi tâm đƣợc giải thoát,
Ta nói là Tâm Lƣợng.
Nhƣ nhƣ với hƣ không,
Niết bàn và pháp giới
Mỗi mỗi ý sanh thân,
Ta nói là Tâm Lƣợng.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Nhƣ Thế Tôn sở thuyết, Đại Bồ Tát nên thấu ngữ nghĩa. Thế nào
là Bồ Tát khéo thấu ngữ nghĩa? Thế nào là ngữ?
Thế nào là nghĩa?
Phật bảo Đại Huệ
- Hãy chú ý nghe, Ta sẽ vì ngƣơi mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Thế nào là NGỮ? Là nói nƣơng theo cổ họng, môi, lƣỡi, răng, nƣớu, cằm,
hòa hợp vọng tƣởng, sanh ra văn tự ngôn thuyết, do đó tập khí chấp trƣớc
sanh khởi, ấy gọi là Ngữ.
- Thế nào là NGHĨA? Là nói lìa tất cả tƣớng vọng tƣởng và ngôn thuyết mà
hiển bày tánh nghĩa, ấy gọi Nghĩa. Đại Huệ! Đại Bồ Tát ở nơi tĩnh lặng,
dùng huệ Văn, Tƣ, Tu, quán theo nghĩa này thì đƣợc duyên tự giác liễu,
hƣớng vào thành Niết Bàn, cho đến thân tập khí chuyển biến rồi thì chứng
cảnh giới tự giác, khéo quán tƣớng Nghĩa Thắng Tiến từ Sơ Địa đến Thập
Địa, ấy gọi là Đại Bồ Tát khéo thông tƣớng Nghĩa.