Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Nhiếp thọ tham dục và pháp có nghĩa cú gì?
Phật bảo Đại Huệ :
- Lành thay, lành thay! Ngƣơi khéo vì chúng sanh đời vị lai tƣ duy xin hỏi
nghĩa cú nhƣ thế. Ta sẽ vì ngƣời mà thuyết, hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ.
Đại Huệ Bồ Tát bach Phật rằng :
- Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Đối với nghĩa THAM, có thủ có xả, hoặc ham tiếp xúc hoặc ham mùi vị,
dính mắc ngoại trần, đọa tà kiến nhị biên, do đó luân hồi tƣơng tục, lại sanh
ngũ ấm, sanh, lão, bệnh, tử, lo, buồn, khổ não, các thứ nghiệp khổ đều từ
tham ái sanh khởi, đều do gần gũi nhiễm tập Thế Luận, thành kẻ Thế Luận.
Ta và chƣ Phật nói là THAM, ấy gọi nhiếp thọ tham dục mà chẳng nhiếp thọ
pháp.
- Đại Huệ! Thế nào là Nhiếp Thọ Pháp? Là khéo thấu rõ tự tâm hiện lƣợng,
thấy tƣớng nhân vô ngã và pháp Vô Ngã thì vọng tƣởng chẳng sanh, khéo
biết từng bậc tiến lên chƣ Địa của Bồ Tát, lìa tâm, ý, ý thức, đƣợc tất cả chƣ
Phật trí huệ quán đảnh, trọn vẹn nhiếp thọ Thập Vô Tận Cú, nơi tất cả pháp
cũng chẳng có mở mang tự tại, ấy gọi là PHÁP, nghĩa là chẳng đọa tất cả
kiến chấp, tất cả hƣ ngụy, tất cả vọng tƣởng, tất cả tánh tƣớng, tất cả nhị
biên, v.v... Đại Huệ! Có nhiều hạng si mê ngoại đạo nơi nhị biên, hoặc
thƣờng hoặc đoạn, chẳng phải ngƣời có trí huệ. Chấp thọ Vô Nhân Luận thì
sanh khởi thƣờng kiến, chấp ngoại nhân hoại, nhân duyên phi tánh thì sanh
khởi đoạn kiến. Đại Huệ! Ta chẳng thấy sanh, trụ, diệt, nên nói là PHÁP.
Đại Huệ! Ấy gọi là tham dục và pháp, ngƣơi và các Đại Bồ Tát cần nên tu
học.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tất cả thế gian luận
Là ngoại đạo vọng thuyết.