KINH LĂNG GIÀ - Trang 123

đều là Thế Luận của ngƣơi, chẳng phải sở thuyết của Ta. Ta chỉ thuyết mỗi
mỗi ác nghiệp tập khí vọng tƣởng hƣ ngụy từ vô thỉ là nhân của tam giới,
những ngƣời chẳng thể giác tri tự tâm hiện lƣợng mà sanh vọng tƣởng phan
duyên ngoài tự tánh, nhƣ pháp của ngoại đạo nói : Ề Do ngã và căn, cảnh ba
duyên hoà hợp mà có cái biết sanh khởi Ề. Ta thì chẳng nhƣ thế. Bà La
Môn! Ta chẳng thuyết Nhân, chẳng thuyết Vô Nhân, chỉ thuyết cái tánh
vọng tƣởng năng nhiếp sở nhiếp giả lập pháp duyên khởi, chẳng phải ngƣơi
và những ngƣời chấp ngã tƣơng tục có thể biết đƣợc."

- Đại Huệ! Nói NIẾT BÀN, HƢ KHÔNG, và TịCH DIỆT chẳng phải có ba
thứ, chỉ là số lƣợng có ba mà thôi.

- Lại nữa, Đại Huệ! Khi ấy Thế Luận Bà La Môn lại hỏi Ta rằng : "Do si ái
nghiệp làm nhân mà có tam giới ƣ? Hay là vô nhân ƣ?" Ta đáp rằng : "Hai
thứ này cũng là Thế Luận thôi". Họ lại hỏi : "Tất cả tánh đều vào tự tƣớng
cộng tƣớng ƣ? " Ta lại đáp : "Đây là Thế Luận. Bà La Môn! Nói tóm lại, từ
những câu hỏi của ngƣơi cho đến dòng suối ý thức vọng chấp ngoại trần, tất
cả đều là Thế Luận."

- Lại nữa, Đại Huệ! Khi ấy Thế Luận Bà La Môn lại hỏi Ta rằng : "Mỗi mỗi
nghĩa cú nhân duyên thí dụ trang nghiêm là tông chỉ của tất cả ngoại đạo,
đều thuộc Thế Luận, vậy còn có pháp nào chẳng phải Thế Luận ƣ? " Ta đáp
rằng : "Bà La Môn! Có. Mà chẳng phải ngƣơi có, phi tác phi tông, phi thuyết
phi bất thuyết, phi bất nhân duyên thí dụ trang nghiêm." Bà La Môn hỏi :
"Thế nào là phi Thế Luận, phi phi tông, phi phi thuyết?" Ta đáp rằng : "Bà
La Môn! Có phi Thế Luận mà ngoại đạo các ngƣơi chẳng thể biết, vì vọng
tƣởng chẳng thật, hƣ ngụy chấp trƣớc nơi ngoài thánh. Nói VO.NG TƢỞNG
CHẲNG SANH, nếu giác liễu pháp hữu vô và tự tâm hiện lƣợng thì vọng
tƣởng chẳng sanh, chẳng nhiễm ngoại trần, dứt hẳn vọng tƣởng, ấy gọi là
Phi Thế Luận. Đây là pháp tu chẳng phải ngƣơi có vậy ". Khi ấy, Bà La Môn
lại lƣợc thuyết sự nhận thức của họ, hoặc khứ hoặc lai, hoặc sanh hoặc tử,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc chìm hoặc nổi, hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc hòa hợp
hoặc tƣơng tục, hoặc ái hoặc nhân ái, chấp trƣớc đủ thứ tƣớng. Ta nói : " Bà
La Môn! So Đo nhƣ thế đều là Thế Luận của bọn ngƣơi chẳng phải ta có ".
Đại Huệ! Thế Luận Bà La Môn hỏi nhƣ thế, ta đáp nhƣ thế, họ liền im lặng
chẳng từ giả mà lui ra, lại còn suy tƣ chỗ Tự Thông mà nghĩ rằng : "Sa Môn
Thích thử vƣợt ra ngoài tƣớng thông, nói Vô Sanh, Vô Tƣớng, Vô Nhân,
giác đƣợc tƣớng hiện của tự vọng tƣởng thì vọng tƣởng chẳng sanh." Đại
Huệ! Đây tức là chỗ ngƣơi hỏi Ta "Tại sao nói gần gũi Thế Luận đủ thứ biện
luận, là nhiếp thọ tham dục, chẳng nhiếp thọ pháp?"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.