Thuyết thông dạy sơ cơ,
Tông thông là giải thoát.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Nhƣ Thế Tôn có khi nói rằng : "Đối với mỗi mỗi lập luận của thế
gian chớ nên gần gũi học tập. Nếu gần gũi học tập là nhiếp thọ tham dục,
chẳng Nhiếp Thọ pháp". Tại sao Thế Tôn nói nhƣ thế?
Phật bảo Đại Huệ :
- Mỗi mỗi nghĩa cú ngôn luận của thế gian nhân duyên tích tập, những nhân
duyên thí dụ giống nhƣ trang nghiêm để dụ dẫn dối gạt những phàm phu ngu
si, chẳng thể vào chơn thật tự thông, chẳng biết tất cả pháp vọng tƣởng điên
đảo. Phàm phu mê hoặc, đọa nơi tà kiến nhị biên, tự phá hoại chánh kiến
chánh pháp, luân hồi lục đạo, chẳng thể giải thoát. Do vọng tƣởng chấp
trƣớc, chẳng thể giác đƣợc tự tâm hiện lƣợng, chẳng lìa ngoài tánh của tự
tánh. Do đó, mỗi mỗi lập luận của thế gian chẳng thoát khỏi sanh, lão, bệnh,
tử, lo, buồn, khổ não, dối gạt và mê hoặc.
- Đại Huệ! Xƣa kia Thích Đề Hoàn Nhân rộng hiểu các luận, tự tạo Thanh
Luận. Bọn Thế Luận kia có một ngƣời đệ tử hiện hình tƣợng rồng, đến
Thiên cung Đế Thích kiến lập tông chỉ Thế Luận, và hẹn nhau với Thích Đế
Hoàn Nhân rằng : "Nay ta cùng ngƣơi biện luận, nếu ta thắng thì tasẽ hoại
bánh xe ngàn căm của ngƣơi, nếu ngƣơi thắng thì sẽ chém đầu ta để tạ lỗi
cho ngƣơi". Hẹn xong bèn dùng Thế Pháp lật đổ Thanh Luận của Đế Thích,
liền phá hủy bánh xe rồi trở về thế gian. Đại Huệ! Nhƣ con rồng là súc sinh
cũng có thể dùng mỗi mỗi nghĩa cú, ngôn luận thế gian, nhân duyên thí dụ
trang nghiêm để mê hoặc chƣ Thiên và A Tu La, khiến dính mắc kiến chấp
sanh diệt, huống là loài ngƣời ƣ! Do đó, ngôn luận thế gian cần nên xa lìa, vì
hay làm nhân sanh quả khổ, chớ nên gần gũi học tập.
- Đại Huệ! Bọn Thế Luận chỉ nói cảnh giới thân giác mà thôi. Đại Huệ! Có
trăm ngàn Thế Luận kia, sau khi Phật diệt độ năm trăm năm, sẽ phá hoại sự
kết tập kinh điển, do ác giác họ thịnh hành nơi thế gian, có nhiều ác đệ tử
ham thọ pháp họ. Đại Huệ! Họ dùng đủ thứ nghĩa cú nhân duyên thí dụ trang
nghiệm để thuyết việc ngoại đạo dùng Thế Luận để phá hoại sự kết tập kinh
điển, vì tự chấp nhân duyên, chẳng có tự thông. Đại Huệ! Bọn ngoại đạo kia
chẳng có Tự Thông Luận, lập ra Thế Luận, rộng thuyết vô lƣợng trăm ngàn