Ấy cũng gọi tà trí.
- Lại nữa, Đại Huệ! Phàm phu ngu si chẳng khéo liễu tri, chấp tƣớng ngoài
tánh tự tâm hiện, bị vọng tƣởng tà ác hƣ ngụy từ vô thỉ xoay chuyển. Lúc
xoay chuyển thì chẳng thể đạt đến Tự Tông Thông và Thuyết Thông, nên
chấp cái thuyết phƣơng tiện, mà chẳng khéo phân biệt tứ cú của Tự Tông và
Tƣớng Thông trong sạch.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Đúng nhƣ Phật dạy, cúi xin Thế Tôn vì chúng con phân biệt Thuyết Thông
và Tông Thông, khiến con và các Đại Bồ Tát thấu rõ hai thứ thông, cũng
khiến phàm phu, Thanh Văn và Duyên Giác đời vị lai chẳng mắc lỗi lầm.
Phật bảo Đại Huệ :
- Lành thay, lành thay! Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngƣơi mà
thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Tam thế Nhƣ Lai có hai thứ pháp thông, là Thuyết Thông và Tự Tông
Thông. Nói THUYẾT THÔNG, là tùy sự thích ứng của tâm chúng sanh mà
thuyết mỗi mỗi pháp ghi đủ trong khế kinh ( Khế lý khế cơ ), gọi là Thuyết
Thông. Nói TỰ TÔNG THÔNG, là nói ngƣời tu hành lìa mỗi mỗi vọng
tƣởng do tự tâm hiện, chẳng đọa kiến chấp nhị biên nhất hay dị, đồng hay
chẳng đồng, siêu thoát, tất cả tâm, ý, ý thức. Đối với cảnh giới Tự Giác
Thánh Trí, lìa kiến chấp nhân duyên và kiến chấp tƣơng ƣng do công hạnh
tạo tác mà thành. Tất cả ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, ngƣời đọa nhị
biên đều chẳng thể biết, ta gọi là pháp Tự Tông Thông. Đại Huệ! Tƣớng Tự
Tông Thông và Thuyết Thông này, ngƣơi và các Đại Bồ Tát cần nên tu học.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Ta nói hai thứ thông,
Tông thông và Thuyết thông.