có thể hợp thành sở tri của nhĩ diệm mà gọi là trí. Nếu do hòn núi vách đá
địa, thủy, hỏa, phong, quá xa, quá gần, quá già, quá nhỏ, mù điếc, các căn
chẳng đủ nên chẳng đắc tƣớng trí, vậy là vô trí, cũng chẳng phải trí, vì sự
"Có Trí" bất khả đắc vậy.
Phật bảo Đại Huệ :
- Chẳng phải nghĩa VÔ TRÍ nhƣ ngƣơi nói mà cho là TRÍ. Ta chẳng nói sự
phan duyên ẩn lấp nhƣ thế, trí huệ chẳng đắc tƣớng, là theo phƣơng tiện kiến
lập, giác đƣợc tự tâm hiện lƣợng, hữu và vô hữu, ngoài tánh phi tánh, biết
mà "SỰ" chẳng thể đắc. Vì chẳng đắc nên trí ở nơi "nhĩ diệm" chẳng sanh;
nếu tùy thuận ba cửa giải thoát, trí cũng chẳng thể đắc. Nếu ngƣời chẳng
vọng tƣởng thì có cái trí liễu tri các tập khí hƣ ngụy tánh phi tánh từ vô thỉ,
cái tri này phàm phu ngoại đạo chẳng thể tri. Do đó, phàm phu đối với sở
ngoại cảnh, tánh tƣớng vô tánh, vọng tƣởng chẳng dứt, vì chấp trƣớc nhiếp
thọ, kiến lập tự tâm hiện lƣợng nói có tƣớng ngã và ngã sở, mà chẳng biết tự
tâm hiện lƣợng, nơi trí nhĩ diệm mà khởi vọng tƣởng, vì vọng tƣởng chẳng
thể quán sát ngoài tánh phi tánh, lại dựa theo đoạn kiến của ngoại đạo.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Chẳng trụ sự phan duyên,
Và trí huệ quán sát,
Vô trí tức Chánh Trí,
Vọng cho là phi trí.
Nơi tánh tƣớng chẳng khác,
Nếu chấp theo quán sát,
Những chƣớng ngại xa gần,
Ấy gọi là tà trí.
Do lục căn chẳng đủ,
Nói trí huệ chẳng sanh.
Thật thì có nhĩ diệm,