- Thế Tôn! Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác là tác hay chẳng tác? Là sự
ƣ? Là nhân ƣ? Là tƣớng ƣ? Là sở tƣớng ƣ? Là thuyết ƣ? Là sở thuyết ƣ? Là
giác ƣ? Là sở giác ƣ? Những từ ngữ nhƣ thế là khác hay chẳng khác?
Phật bảo Đại Huệ :
- Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đối với những từ ngữ này Phi sự
cũng Phi nhân. Tại sao? Vì đều có lỗi. Đại Huệ! Nếu Nhƣ Lai là SỰ, hoặc
tác hoặc vô thƣờng; nếu nói vô thƣờng thì tất cả sự đều là Nhƣ Lai, Ta và
chƣ Phật chẳng cho nhƣ thế. Nếu chẳng phải sở tác, là Vô Sở đắc, pháp
phƣơng tiện thành không, đồng nhƣ sừng thỏ, nhƣ con của Thạch Nữ, vì
chẳng có gì cả. Đại Huệ! Nếu Vô Sự Vô Nhân thì phi hữu phi vô. Nếu phi
hữu phi vô thì lọt vào tứ cú; tứ cú là ngôn thuyết của thế gian,nếu lìa tứ cú
thì chẳng đọa tứ cú, vì chẳng đọa tứ cú là chứng đắc của bật trí, nghĩa cú của
tất cả Nhƣ Lai cũng nhƣ thế. Đại Huệ nên biết,nhƣ Ta sở thuyết, tất cả pháp
Vô Ngã. Nếu biết nghĩa Vô Ngã là tánh vô ngã. Tất cả pháp có tự tánh,
chẳng tha tánh nhƣ trâu ngựa. Đại Huệ! Ví nhƣ con trâu chẳng có tánh ngựa,
con ngựa chẳng có tánh trâu. Kỳ thật phi hữu phi vô, nghĩa ấy chẳng phải
không có tự tánh. Nhƣ thế, Đại Huệ! Tất cả các pháp chẳng phải không có tự
tƣớng, có tự tƣớng nhƣng Vô Ngã, chẳng phải phàm phu dùng vọng tƣởng
có thể biết. Nói tất cả pháp Không, Vô Sanh, Vô Tự Tánh, nên biết nghĩa
nhƣ trên.
- Nhƣ Lai nói ngũ ấm chẳng phải khác chẳng phải không khác. Nếu chẳng
khác tức là vô thƣờng, nếu khác thì phƣơng tiện thành không. Nếu cho là hai
thì phải có khác, nhƣ sừng trâu, mỗi mỗi tƣơng tự nên chẳng khác; có dài
ngắn sai biệt nên có khác, tất cả pháp cũng nhƣ thế. Đại Huệ! Nhƣ sừng trâu
bên phải khác với sừng trâu bên trái, sừng bên trái khác với sừng bên phải,
đủ thứ sắc tƣớng dài, ngắn mỗi mỗi khác nhau cũng nhƣ thế. Đại Huệ! Nhƣ
Lai nói ấm giới nhập chẳng phải khác hay không khác. Do đó, pháp sở
thuyết cuả Nhƣ Lai gọi là giải thoát. Nếu Nhƣ Lai khác với giải thoát, ắt
phải do sắc tƣớng tạo thành. Nếu do sắc tƣớng tạo thành thì vô thƣờng, nếu
chẳng khác thì ngƣời tu hành đƣợc tƣớng giải thoát không thể phân biệt,mà
ngƣời tu hành thấy có phân biệt,cho nên chẳng phải khác hay chẳng
khác,cũng nhƣ trí và nhĩ diệm, chẳng phải khác hay chẳng khác.
- Đại Huệ! Nói "Trí và nhĩ diệm chẳng phải khác hay chẳng khác " là phi
thƣờng phi vô thƣờng, phi tác phi sở tác, phi hữu vi phi vô vi, phi giác phi sở
giác, phi tƣớng phi sở tƣớng, phi ấm phi khác với ấm, phi thuyết phi sở
thuyết, phi nhất phi dị, phi đồng phi chẳng đồng. Vì phi nhất phi dị, phi đồng