chỉ có thể đổ đi, những thức ăn bị lãng phí đều là hàng đắt tiền và quý
hiếm.
Nhưng không thể giảm số lượng các món ăn ngon và đắt tiền vì khách hàng
đến nhà hàng chủ yếu vì có những món đó. Đồng thời, lượng thức ăn càng
ít thì thực khách càng sợ hết phần mình và càng tập trung vào những món
ngon và đắt tiền, dẫn đến nguy cơ lãng phí càng cao hơn. Đây chắc chắn
không phải là cách giải quyết vấn đề.
Hay là thuê một vài nhân viên mặt mũi dữ dằn làm phục vụ, thực khách nào
bỏ thừa thức ăn thì sẽ bị phạt 10 tệ theo quy định của nhà hàng? Tiểu Triệu
nghĩ ngợi hồi lâu, đây cũng không phải là một cách hay. Kinh doanh nhà
hàng phải dựa trên việc tạo hòa khí và sự thoải mái cho khách hàng, cho dù
nhà hàng thật sự có quy định này đi chăng nữa thì cũng không dễ gì mà
phạt được thực khách, làm chủ thì không được phép có xung đột với khách
hàng. Tuy quy định là thế nhưng nếu để thực khách nhìn thấy hoặc nghe
thấy thì liệu còn ai dám đến nhà hàng nữa?
Vậy chẳng lẽ không còn cách nào? Tiểu Triệu cho rằng, trong một thời gian
ngắn, những người dân quê anh chưa thể làm quen ngay với thói quen ăn
tiệc buffet. Nhưng vấn đề này nhất định phải được giải quyết, chỉ có điều
tìm ra biện pháp hữu hiệu thực sự rất khó.
Thông qua hiện tượng để nhìn rõ bản chất, để giải quyết vấn đề này, trước
hết phải tìm ra bản chất của nó đã. Nhìn vào hiện tượng thì đây là một thói
quen ăn uống của người dân nơi tỉnh lẻ, nhưng vấn đề cơ bản nhất chính là
làm cách nào để họ tự giác không bỏ thừa thức ăn. Có hai cách để giải
quyết vấn đề: Một là nâng cao trình độ hiểu biết của thực khách, khiến họ
có thói quen tốt hơn; hai là hướng dẫn về mặt tư tưởng và khuyến khích
bằng vật chất. Hai biện pháp này có thể thực hiện đồng thời với nhau.
Tiểu Triệu nghĩ: “Kiếm tiền không dễ, lợi nhuận kiếm được từ mỗi thực
khách chỉ có 8 tệ, vậy mà còn phải trích một phần ra làm tiền thưởng thì có