Buổi hội nghị dài dòng trở nên thật gian nan.
Những đồng nghiệp khác đều lén chơi điện thoại.
Kinh Mịch Ngọc chống cằm, bỗng nhiên thấy vòng bạn bè có thông báo
mới. Trong lòng cô rát kích động, nhưng lại sợ không phải là Yến Ngọc.
Cũng may đúng là anh. Yến Ngọc vừa mới nhấn like tấm hình selfie của
cô.
Vừa làm mới lại vòng bạn bè thì cô thấy Yến Ngọc vừa đăng một tấm hình
lên.
Một cái lồng hình trụ lớn treo lửng lơ trong không trung, nhìn cảnh vật phía
sau thì giống như đang ở gần bờ sông ở Vu Âm.
Cô hỏi, “Đây là một cái lồng chim khổng lồ hả?”
“Là lồng uyên ương.” Yến Ngọc đợi cô mắc câu một hồi lâu, cười cười.
Những sợi dây thần kinh trên mặt cô co rút một cái, thật sự nghi ngờ liệu ba
từ này có phải mang ý nghĩa như mình nghĩ không.
Anh còn nói, “Nhà thiết kế có am hiểu rất sâu về song tu chi đạo, kích
thước và bán kính có thể thực hiện được đủ các loại tư thế, kết hợp với
công thái học
[8]
, đàn ông không mệt mỏi, phụ nữ tất sung sướng, là vũ khí
hợp hoan đã tiêu tốn một khoản tiền khá lớn.”
[8] Công thái học (hay môn học về yếu tố con người, ecgonomi) là một
môn học về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể tăng khả năng
và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm khuyết, để
bảo vệ điểm yếu (Wikipedia).
Cảm xúc Kinh Mịch Ngọc lúc này hệt như biểu tượng cảm xúc có dấu
chấm hỏi đầy mặt. Cô gửi nhãn dán này cho anh.
“Hôm nào cô thử với tôi một lát thì sẽ biết được sự dụng tâm lương khổ của
nhà thiết kế ngay thôi mà.” Bản thiết kế này vừa được đưa ra thì Yến Ngọc
đã cảm thấy công dụng của nó chính là như thế.
“Phong cách cầm tù à?” Thật ra nếu anh ta có đam mê thế này thì cũng
không phải việc hiếm lạ gì.
Yến Ngọc, “Khẩu vị của cô còn nặng hơn tôi nhiều.”