Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 3
383
liệt, có người là thắng diệu? Và do sự đo lường ấy, này
Ananda, đối với những người đo lường là không hạnh phúc,
là đau khổ lâu dài. Ở đây, này Ananda, hạng người này, khéo
tự chế ngự, dễ chung sống, các đồng Phạm hạnh hoan hỷ
sống chung. Vị này nghe pháp có tác động, học nhiều có tác
động, thể nhập được vào tri kiến, chứng được thời giải thoát.
Hạng người này, này Ananda, so sánh với hạng người trước
là tiến bộ hơn, là thắng diệu hơn. Vì cớ sao? Vì dòng pháp
đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể
biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có là người
đo lường các hạng người. Chớ có lấy sự đo lường của các
hạng người. Này Ananada, tự đào hố cho mình là người đi
lấy sự đo lường của các hạng người. Chỉ có ta, này Ananda,
mới có thể lấy sự đo lường của các hạng người, hay là người
như Ta.
6. Ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục
được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng các tham
pháp khởi lên; với người này, nghe pháp không có tác động,
học nhiều không có tác động, không thể nhập tri kiến, không
chứng được thời giải thoát. Hạng người này sau khi thân hoại
mạng chung hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng,
chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.
7. Ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục
được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng các tham
pháp khởi lên; với người này, nghe pháp có tác động, học
nhiều có tác động, có thể nhập tri kiến, có chứng được thời
giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về
thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng,
không đi đến thối đọa...
8. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh
phục được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng khẩu