Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
407
như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này
chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên
như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng
tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo
ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế
Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải
hiểu Niết-bàn là lạc.
7. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo đoạn lạc... đạt được
Thiền thứ tư. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú
với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành;
như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này
chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên
như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng
tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo
ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế
Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải
hiểu Niết-bàn là lạc.
8. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi các sắc
tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các chướng ngại tưởng,
không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: "Hư không là
vô biên" chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Này chư
Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng
tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-
kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một
người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng
bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với
sắc vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng
bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ.
Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là
lạc.