Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
433
Này Ananda, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau
khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, Ta làm cho sung mãn nguy
hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không
lạc, Ta thưởng thức sự lợi ích ấy", thời sự kiện này xảy ra:
Tâm của Ta có thể hứng khởi trong không khổ, không lạc,
tịnh tín, an trú, giải thoát, vì Ta có thấy: "Ðây là an tịnh".
Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy
hiểm trong xả lạc, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy;
sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, Ta thưởng
thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong
không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì Ta thấy:
"Ðây là an tịnh"? Này Ananda, sau một thời gian, Ta xả lạc,
xả khổ... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Do Ta trú với sự
an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả lạc vẫn hiện hành.
Như vậy, đối với Ta, đây là một chứng bệnh. Ví như, này
Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên
như là một chứng bệnh. Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu
với hỷ vẫn hiện hành ở nơi Ta. Như vậy đối với Ta, đây là
một chứng bệnh.
8. Rồi này Aụnanda, Ta suy nghĩ như sau: "Vậy Ta hãy
vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các
đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng đạt
và an trú Không vô biên xứ. Nhưng tâm của Ta không có
hứng khởi đối với Không vô biên xứ, không có tịnh tín,
không có an trú, không có giải thoát, dầu Ta có thấy: "Ðây là
an tịnh". Này Ananda, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau như
sau: "Do nhân gì do duyên gì, tâm Ta không hứng khởi đối
với Không vô biên xứ, không có tịnh tín, không có an trú,
không có giải thoát, dầu Ta có thấy: "Ðây là an tịnh?" Rồi
này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì Ta không thấy sự
nguy hiểm trong các sắc, Ta không làm cho sung mãn nguy