nên phán quyết như thế nào?
Trước năm 1961, các nhà kinh tế học sẽ đồng loạt trả lời: “Truy cứu
trách nhiệm ngành đường sắt”. Lập luận là thế này: Vì ngành đường sắt gây
ra tia lửa, và tia lửa gây thiệt hại, do vậy cần phải buộc ngành đường tính
đến những thiệt hại đó khi họ quyết định chạy một đoàn tàu. Nếu chạy một
đoàn tàu đem lại cho ngành đường sắt lợi nhuận trị giá 100 đô-la, trong khi
gây ra thiệt hại mùa màng trị giá 200 đô-la, thì việc chạy tàu không mang
lại hiệu quả kinh tế. Làm thế nào để chúng ta có thể thuyết phục ngành
đường sắt dừng chạy những đoàn tàu như thế? Hãy bắt họ trả 200 đô-la chi
phí.
Coase phân tích lập luận này và tuyên bố nó sai. Nó sai chính xác là ở
chỗ “tia lửa gây thiệt hại”. Trên thực tế, điều gây ra thiệt hại là sự hiện diện
đồng thời của tia lửa và cây trồng ở cùng một nơi. Xét về điều này, chẳng
có lý chút nào khi nói rằng “tia lửa gây thiệt hại” hơn là nói rằng “cây trồng
gây thiệt hại”. Nếu loại trừ tia lửa hoặc cây trồng, vấn đề sẽ không còn nữa.
Quay trở lại việc tàu hỏa đem lại cho ngành đường sắt lợi nhuận trị giá
100 đô-la, và những tia lửa của tàu khi tiếp xúc với cây trồng của người
nông dân sẽ khiến họ bị thua lỗ 200 đô-la. Giả sử với chi phí 10 đô-la,
người nông dân có thể di dời cây trồng tới một địa điểm khác hay lắp đặt
thiết bị ngăn chặn tia lửa. Khi ngành đường sắt bị truy cứu trách nhiệm,
người nông dân − được bồi thường toàn bộ thiệt hại do tia lửa gây ra − sẽ
chọn việc không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đó nữa. Ngành đường
sắt thấy tàu không đem lại lợi nhuận và ngừng chạy tàu. Chủ sở hữu ngành
đường sắt – và thế giới – nghèo đi 100 đô-la.
Nhưng nếu ngành đường sắt không bị truy cứu trách nhiệm, mọi chuyện
sẽ khác. Tàu sẽ tiếp tục chạy. Người nông dân, không có quyền truy đòi nào
khác, sẽ bảo vệ mùa màng của họ bằng số tiền đầu tư 10 đô-la. Người nông
dân – và thế giới – sẽ nghèo đi 10 đô-la.
Trong trường hợp này, một kết cục có hiệu quả kinh tế – tổn thất 10 đô-la
thay vì 100 đô-la – sẽ chỉ đạt được nếu ngành đường sắt không bị truy cứu