Công nhân khai thác than bị rất nhiều chấn thương liên quan tới công
việc. Số lượng và mức độ của những chấn thương này có thể được giảm bớt
nếu chủ khai thác lắp đặt các thiết bị an toàn. Theo Định lý Coase, quyết
định về việc liệu có nên lắp đặt những hệ thống như thế không phụ thuộc
vào việc liệu chủ khai thác có phải chịu trách nhiệm trước những tai nạn
của công nhân hay không.
Nếu có thể lắp một chiếc máy với giá 5.000 đô-la để ngăn chặn chi phí y
tế trị giá 8.000 đô-la, người chủ bị yêu cầu trả những chi phí y tế đó sẽ lắp
đặt máy. Nếu chủ không phải trả chi phí, thì ông ta vẫn sẽ lắp máy, vì nhân
viên của ông ta gợi ý sẽ trả ông ta khoảng 7.000 đô-la để làm việc đó. (Trên
thực tế, cách thức để có được khoản tiền này là chấp nhận mức lương thấp
hơn.)
Vì thế, từ quan điểm tìm ra đủ số thiết bị an toàn để lắp đặt, thẩm phán
không thể quyết định sai dù ông ta có phán quyết thế nào đi chăng nữa.
Tuy nhiên, có một cách khác để ngăn tai nạn: Công nhân khai thác than
có thể chú ý hơn khi làm việc dưới lòng đất. Nếu họ phải chịu trách nhiệm
về chi phí y tế của bản thân, họ sẽ có động lực để làm như vậy. Nếu chủ
phải chịu trách nhiệm về chi phí y tế, động lực này đã bị giảm bớt đáng kể.
Tuy nhiên, Định lý Coase một lần nữa lại thể hiện vai trò ở đây: Chủ khai
thác có thể gợi ý tăng lương cho công nhân để đổi lấy hành vi cẩn trọng của
họ. Mức độ cẩn trọng cuối cùng sẽ hoàn toàn bằng với mức độ cẩn trọng
khi bản thân công nhân phải chịu trách nhiệm.
Nhưng còn một nút rối nữa: Giả sử chủ khai thác phải chịu trách nhiệm.
Ông ta tăng lương cho mỗi công nhân thêm 10 đô-la một ngày để đổi lấy
việc họ phải chú ý hơn khi ở trong hầm mỏ. Công nhân chấp nhận khoản
tiền, chui xuống lòng đất tối tăm nơi người chủ không bao giờ phải đặt
chân vào, và tiếp tục đùa cợt nhau cứ như thể họ chưa từng thỏa thuận. Khi
đó, ông chủ không phải là người khôn ngoan hơn.
Trong trường hợp này, hợp đồng không được thực thi bởi sự lơ là của
công nhân, điều đó chứng minh rằng Định lý của Coase là sai. Công nhân