sức dưới 100 đô-la. Hậu quả là giá trị của tài sản bị trộm gần như lúc nào
cũng vượt quá mức chi phí ăn trộm nó.
Mặt khác, chúng ta còn chưa tính toán tất cả các chi phí xã hội của nạn
trộm cắp. Các chi phí khác nảy sinh từ nỗ lực của nạn nhân trong việc bảo
vệ mình bằng cách mua chuông chống trộm, thuê cảnh sát và nhân viên an
ninh, tránh đi lại trong những khu vực nguy hiểm. Khi những yếu tố này
được tính tới, chi phí xã hội của tội ác có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị
của tài sản bị trộm. Vì thế, 6 tỉ đô-la của Dennis có thể là ước tính quá cao
hoặc quá thấp lợi ích của việc giảm tội ác nhờ hợp pháp hóa ma túy; dự
đoán của riêng tôi là dự đoán đó quá cao. Trong bất cứ hiện tượng nào, con
số 6 tỉ đô-la ngày hôm nay hoàn toàn không thích đáng trong tính toán
chính xác.
Để tóm tắt trường hợp này từ đầu tới giờ, Dennis tính những khoản sau
đây là lợi ích hàng năm của việc hợp pháp hóa ma túy: 12,5 tỉ đô-la doanh
thu thuế (tính dư 12,5 tỉ đô-la), 28 tỉ đô-la tiết kiệm cho chi phí thi hành
luật (tính dư lớn, vì nó bỏ qua giá trị tự do của tù nhân), và 6 tỉ đô-la phòng
ngừa trộm cắp (ước lượng hoàn toàn ngẫu nhiên vì nó tính toán dựa trên giá
trị của tài sản bị đánh cắp nhưng không liên quan gì tới chi phí thực sự của
hành vi trộm cắp). Ông còn thêm vào 3,75 tỉ đô-la tiết kiệm từ chi phí quân
sự để chống lại những trùm ma túy ở Colombia, với tổng lợi ích hàng năm
lên tới 50,25 tỉ đô-la.
Sau khi hoàn thành khảo sát lợi ích, ngài Dennis chuyển hướng khả năng
phân tích của mình sang việc tính toán chi phí. Tại đây, ngài ta mào đầu
ngay bằng cách đi ngược lại nguyên tắc quan trọng nhất trên đời:
Nguyên tắc 4: Tiêu dùng tự nguyện là điều tốt. Ngài Dennis nhận ra rằng
hợp pháp hóa sẽ dẫn tới giá ma túy thấp hơn và tăng sử dụng ma túy. Ông
tính toán rằng đây là chi phí của hợp pháp hóa. Nhưng những tên nghiện có
thể tăng mức tiêu thụ do giá giảm lại được hưởng lợi, chứ không hề phải
chịu tổn thất.