Tất nhiên, điều này giả định rằng người ta biết cái gì là tốt nhất cho
mình, và ai đó có thể tranh luận rằng trong trường hợp như ma túy, điều
này không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng tất cả các cơ chế lý thuyết vốn
được thiết lập để chứng minh cho những tính toán chi phí-lợi ích dựa nhiều
vào giả định này; hậu quả là, phân tích là bất khả kháng nếu thiếu nó. Hoặc
là chúng ta chấp nhận giả định này hoặc là chúng ta bị buộc phải đánh giá
các chính sách dựa vào một cái gì đó ngoài cơ sở chi phí-lợi ích.
Vì ngài Dennis muốn thực hiện những tính toán chi phí-lợi ích, chúng ta
hãy chấp nhận giả định được yêu cầu này và ước tính lợi ích của việc hợp
pháp hóa.
Khi bạn đói bụng đến mức sẵn sàng trả 15 đô-la cho một chiếc bánh
pizza và có thể mua một cái với giá thị trường là 10 đô-la, các nhà kinh tế
học nói rằng thặng dư tiêu dùng của bạn là 5 đô-la. Bạn kiếm được thặng
dư tiêu dùng với hầu như tất cả những thứ bạn mua; lượng tối đa bạn sẵn
sàng trả hầu như lúc nào cũng vượt quá số tiền thực bạn trả trên thị trường.
Trong một nền kinh tế cạnh tranh, tất cả các lợi ích do thị trường đem lại
thường xuất hiện dưới dạng thặng dư tiêu dùng. Trong hầu như bất cứ phân
tích chi phí-lợi ích nào, thặng dư tiêu dùng là một trong những nguồn lợi
chính.
Khi giá pizza giảm từ 10 đô-la xuống còn 8 đô-la, thặng dư tiêu dùng của
bạn tăng vì hai lý do. Thứ nhất, bạn có thêm thặng dư tiêu dùng trị giá 2
đô-la với mỗi chiếc pizza bạn mua, chỉ vì giá cả thấp hơn. Thứ hai, bạn có
lẽ sẽ mua nhiều pizza hơn, và vì vậy, có thêm cơ hội kiếm thặng dư. (Một
số người thậm chí có thể nhắm mắt nhắm mũi mà ăn để kiếm được thặng
dư trong khi trước đó họ không có gì).
Điều đầu tiên – lợi thế của giá thấp hơn – không phải là lợi ích xã hội
thực. Việc trả 8 đô-la thay vì 10 đô-la cho một chiếc pizza là rất tốt cho
người tiêu dùng, nhưng người làm pizza có lẽ có quan điểm khác. Những gì
người tiêu dùng thu được từ giá cả thấp hơn sẽ bù vào lượng mất mát tương
đương của người sản xuất. Giá cả thấp hơn và bản thân nó không ảnh