KINH TẾ HỌC DÀNH CHO ĐẠI CHÚNG - Trang 121

được tính tới trong phép tính ban đầu. Tuy nhiên, ông Dennis, sẽ để chúng
ta liệt kê những chi phí cá nhân này vào một nhóm khác, vì vậy mà vi phạm
thêm một nguyên tắc nữa:

Nguyên tắc 5: Đừng tính trùng lặp

“Kinh tế học của hợp pháp hóa ma túy” là một trong những môn học chi

phí-lợi ích tồi nhất từ trước tới giờ. Tác giả của nó (chắc hẳn có nét tương
đồng với các biên tập viên của tờ Atlantic) đã thất bại trong việc nắm vững
hai siêu nguyên lý cơ bản mà từ đó tất cả các nguyên lý khác tuân theo:

Chỉ các cá nhân mới quan trọng

Tất cả các cá nhân có tầm quan trọng như nhau

Đây là những luật lệ của trò chơi chi phí-lợi ích. Bạn không cần phải

tuân theo chúng, nhưng nếu bạn không làm như vậy, bạn đã chơi trò khác
mất rồi.

Nếu ông Dennis nhớ rằng chỉ các cá nhân mới quan trọng, ông ta hẳn đã

không mắc phải lỗi lầm sơ đẳng là coi doanh thu chính phủ là điều tốt.
Chính phủ không phải là một cá thể, vì vậy không tính đến chính phủ.
Doanh thu chính phủ phân phối tới các cá nhân là điều tốt nhưng nó bị bù
trừ với lượng thuế thu từ các cá nhân, mà đây là điều tệ hại như thế. Bạn có
thể tính cả hai (trong trường hợp chúng loại trừ lẫn nhau) hay, đơn giản
hơn, bạn không tính được yếu tố nào hết.

Dù bạn có đã nghe được gì, các nhà kinh tế học hoàn toàn thờ ơ đối với

những điều “có lợi cho đất nước”, “có lợi cho nền kinh tế” hay “có lợi cho
General Motors”. Nếu lợi nhuận của General Motors tăng thêm 100 triệu
đô-la, các nhà kinh tế học sẽ hài lòng vì bản thân các ông chủ của General
Motors giàu hơn tới 100 triệu đô-la. Nếu General Motors đóng cửa trong
khi các ông chủ mải mê ngồi thiền, tìm kiếm cõi tĩnh tâm siêu việt mà tổng
giá trị của họ là 100 triệu đô-la, các nhà kinh tế học cũng hài lòng hệt như
vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.