ta tuyên bố lợi ích của việc đốn cây là 100 đô-la và chi phí là 200 đô-la.
Chúng ta không đi sâu vào giá trị đạo đức của Jack hay của Jill.
Về nguyên tắc, nếu chúng ta hình dung được thay đổi trong chính sách
(chẳng hạn, từ việc cấm ma túy tới khoan dung), chúng ta có thể mường
tượng ra cuộc thí nghiệm sau đây. Hãy xếp những người ủng hộ hoàn cảnh
hiện tại thành một hàng và hỏi mỗi người trong số họ: “Bạn sẽ sẵn sàng trả
bao nhiêu để ngăn chặn sự thay đổi chính sách này?”. Gộp các phản hồi lại,
và bạn đã tính được tổng chi phí của việc thay đổi chính sách. Giờ xếp
những người ủng hộ việc thay đổi thành một hàng và hỏi mỗi người trong
số họ, “Bạn sẽ sẵng sàng trả bao nhiêu để chứng kiến sự thay đổi của chính
sách này?” − tổng phản hồi của họ là tổng lợi ích.
Việc chúng ta khăng khăng coi các cá nhân như nhau có một số hàm ý
đáng chú ý. Một gợi ý là thay đổi giá cả không bao giờ là điều xấu cũng
chẳng phải là điều tốt. Bất cứ những gì người mua được lợi, là những gì
người bán chịu thiệt. Thay đổi giá cả thường được gây ra bởi những thay
đổi trong công nghệ hay trong môi trường hợp pháp, điều có thể cùng lúc
ảnh hưởng chi phí sản xuất hay mức độ tiêu dùng theo những cách có thể
tốt hoặc xấu. Nhưng một thay đổi giá cả trong và về chính nó không phải là
thứ tốt cũng chẳng phải là thứ xấu.
Vào năm 1992, nhiều tỷ lệ lãi suất giảm đột biến. Tờ New York Times
đăng bài đặc biệt về sự phát triển vĩ đại đó: Người vay giờ gặp thuận lợi
trong việc mua ô tô, mua nhà, và trang thiết bị làm vốn. Như một lời nhắn
gửi nho nhỏ, bài báo thừa nhận rằng bức tranh không mấy sáng sủa đối với
người cho vay; nó gọi vấn đề này là “hiệu ứng phụ” không may mắn.
Nhưng tỷ lệ lãi suất cũng như giá cả. Đối với mỗi người vay lại có một
người cho vay, và mỗi đô-la vay là mỗi đô-la cho vay. Tất cả các lợi thế của
tỷ lệ lãi suất thấp được bù trừ chính xác bởi những bất lợi của nó. Người
vay và người cho vay có tầm quan trọng ngang nhau.
Khi chúng ta tiến hành phân tích chi phí-lợi ích, chúng ta tự hứa với bản
thân mình là phải đối xử với tất cả mọi người công bằng. Người mua ngang