phân tích chi phí và lợi ích sao cho phù hợp với hai siêu nguyên tắc. Có ít
nhất hai lý do để giải thích bản năng này của nhà phân tích.
Đầu tiên, nếu tiêu chuẩn về chi phí và lợi ích được áp dụng một cách
thống nhất, hầu hết mọi người đều có thể được nhiều hơn mất cho dù có rất
nhiều quyết định chính sách được đưa ra. Điều này tương đối ổn định cho
dù việc áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào cũng có thể gây nguy hại đối
với người tốt theo những cách bất công. Khi chúng ta cấm đốn cây để
chuyển 200 đô-la cho Jill với chi phí bị mất của Jack là 100 đô-la, Jack vẫn
có thể cảm thấy hài lòng vì biết rằng chúng ta sẽ ở bên và bênh vực anh ấy
trong những cuộc tranh luận trong tương lai – nơi lợi ích của anh ấy có thể
lớn hơn. Chúng tôi – những người được định hướng bởi tiêu chuẩn chi phí-
lợi ích, sẽ phản đối bạn, khi bạn có ít cơ hội thua và nhiều cơ hội thắng,
công bằng mà nói, chúng tôi có thể sẽ làm nhiều việc có lợi cho bạn nhiều
hơn là những việc có hại.
Thứ hai, các nhà kinh tế học học thích tiêu chuẩn chi phí-lợi nhuận vì họ
được trang bị kỹ năng để áp dụng nó. Lý thuyết kinh tế cho phép chúng tôi
luận ra các tác động của việc hỗ trợ tiêu chuẩn, mà không cần phải đưa ra
những phép tính cụ thể. Ví dụ, chúng tôi biết nguyên nhân về mặt lý thuyết
khi quyền sở hữu được định rõ và các thị trường đều mang tính cạnh tranh,
giá thị trường sẽ đẩy lợi nhuận lớn hơn chi phí. Trong những trường hợp
này, chúng tôi có thể tự tin phỏng đoán rằng kiểm soát giá là một việc gây
tác động xấu đối với thị trường, ngay cả khi không tính được rõ bất kỳ chi
phí hay lợi nhuận nào.
Chúng tôi thích tiêu chuẩn chi phí-lợi nhuận vì chúng tôi cho rằng việc
áp dụng nó khiến cho hầu như tất cả mọi người khá hơn về lâu dài, và vì nó
dễ áp dụng. Nói cách khác, lợi nhuận phải cao và chi phí phải thấp. Lý do
đưa ra có thể hơi vòng vèo nhưng tiêu chuẩn chi phí-lợi ích tự nó đã cho
thấy tính hiệu quả.