loại báo cáo từ nhỏ tới lớn của thâm hụt đều bị đánh giá cao một cách
khủng khiếp.
Câu chuyện hoang đường số 2: Một đô-la chi tiêu là một đô-la hao phí.
Như thế, một đô-la dùng vào việc xây một văn phòng chính phủ (sử dụng
thép, kính, công nhân, v.v…) tương đương với một đô-la do chính sách an
sinh xã hội cung cấp (khiến một người giàu lên và một người nghèo đi mà
không thực sự tiêu dùng bất cứ thứ gì). Rõ ràng điều này là sai, và bất cứ
con số nào được rút ra từ việc nguỵ tạo rằng đây là điều đúng đều rất khả
nghi.
Câu chuyện hoang đường số 3: Lạm phát không có tác động gì. Lạm
phát là lợi ích khổng lồ đối với bất cứ con nợ nào, bao gồm cả chính phủ.
Nếu chính phủ nợ 1 nghìn tỷ đô-la và lạm phát ở mức 10% mỗi năm, thì
trong vòng một năm giá trị thật của nợ chính phủ sẽ được giảm đi 10% của
1 nghìn tỷ (hay 100 tỷ đô-la). 100 tỷ đô-la đó là doanh thu của chính phủ,
chắc chắn y hệt như 100 tỷ đô-la kiếm được nhờ doanh thu từ thuế, và nó
phải được tính như vậy. Nhưng lại không phải như vậy. Sau khi điều chỉnh
lại cho doanh thu bị hao phí này, giáo sư Robert Barro của trường Đại học
Harvard phát hiện ra rằng chính phủ liên bang có khoản thặng dư mới vào
năm 1979 và thâm hụt hàng năm dưới 10 tỷ đô-la trong hai năm đầu dưới
chính quyền Reagan!
Câu chuyện hoang đường số 4: Lời hứa gió bay. Giả sử một tổng thống
mới hứa hẹn sẽ tăng chi tiêu chính phủ dành cho đường cao tốc, giáo dục,
và các dạng cơ sở hạ tầng khác. Ngay cả trước khi chương trình này bắt
đầu, lời hứa của tổng thống về chi tiêu trong tương lai đã là một dạng nợ
(hệt như dạng nợ nếu tôi hứa ngày hôm nay rằng tôi sẽ gửi tấm séc 100 đô-
la cho bạn tuần tới) và có lẽ nên được tính tới trong việc tính toán thâm hụt
hiện hành. Nhưng không phải như vậy.
Vấn đề tính toán trở nên khó ước lượng hơn khi có những lo ngại chính
đáng về sự thành thực của tổng thống hoặc khả năng thực hiện của ông.
Nếu tôi hứa sẽ gửi bạn tấm séc 100 đô-la vào thứ ba tuần sau và không ai
trong chúng ta chắc chắn rằng liệu bạn có nên tin tôi có nợ ai không?