Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi sự ủng hộ cách lý luận trong tài chính Chính phủ
và tài chính tư. Vay nợ thái quá không phải là điều có lý.
― FELIX G. ROHATYN
New York, tháng 6 năm 1990”
Tôi thường xuyên đọc tờ New York Times để “săn” những bức thư phản
bội/ lật tẩy sự ngu dốt tột bậc về kinh tế. Và tôi lưu chúng trong một tập với
cái nhãn mác khiếm nhã “Tỉnh táo và Tức giận”. Tôi dung Tập Tỉnh táo và
Tức giận để soạn câu hỏi cho bài thi, bằng cách sao chép một lá thư và yêu
cầu các sinh viên phát hiện các điểm sai lầm. Mặc dù các sinh viên ganh
đua nhau khá quyết liệt để giành vinh quang, nhưng lá thư của Rohatyn
quả là một giải thưởng khó có thể giành được. Không may là thời gian thi
của chúng tôi không đủ dài cho một sinh viên dốc sức để xứng với tầm cỡ
của tài liệu mà ông Rohatyn cung cấp. Nếu có bao giờ tôi sử dụng lá thư
của ông trong một bài thi, tôi sẽ phải rút gọn câu hỏi bằng cách yêu cầu
sinh viên cô đọng phân tích của họ thành, chẳng hạn như, một lỗi cơ bản từ
mỗi đoạn văn.
Có lẽ tôi cũng sẽ yêu cầu các em tập trung phân tích vào các lỗi tinh vi
hơn, bỏ qua những lỗi hiển nhiên tới mức đáng hổ thẹn nếu đề cập tới.
Điều này sẽ miễn cho các em khỏi bình luận về lý luận số (1) của ông
Rohatyn, mà ông quả quyết rằng vay nợ sẽ biến 130 tỷ đô-la thiệt hại thành
“500 tỷ đô-la rải rác trong hơn 20 năm hoặc 30 năm”. Nếu các sinh viên
đại học năm hai coi 1 đô-la được trả 20 năm sau tương đương với 1 đô-la
được trả hôm nay, chúng ta thường khuyên họ không nên học kinh tế nữa.
Nếu các sinh viên đó thực sự trung thành với cách tính đó, Rohatyn nên vui
lòng cho tôi vay 200 tỷ đô-la ngày hôm nay, chấp nhận thu lại 300 tỷ đô-la
sau 20 năm nữa, và coi như mình lời 100 tỷ đô-la. Tôi sẽ rất vui được giao
kèo với ông.
Nghe lời dặn dò của tôi và bỏ qua phần này và một số lỗi sơ đẳng không
kém, sinh viên sẽ có thể chuyển thẳng sang luận điểm (2) với sự khẳng định
“thuế sẽ không có tác động kinh tế tiêu cực nào vì việc bảo lãnh về cơ bản