Thật may là người ta có thể và sẽ bảo vệ mình khỏi Kế hoạch của
Rohatyn. Chính xác là vì họ thà dàn trải mức tiêu dùng, họ sẽ vay nhiều
hơn nữa (hay tương đương là tiết kiệm ít hơn) để qua được giai đoạn thuế
cao tạm thời mà Rohatyn mô tả. Kết quả sẽ gần như là chính chính phủ mới
là người đứng ra vay nợ.
Vì thế nếu luận điểm (2) của Rohatyn là đúng thì kế hoạch của ông về cơ
bản là vô hiệu quả. Sự từ chối vay nợ của chính phủ sẽ bị triệt tiêu bởi việc
người ta tự vay nợ. Nhưng không hẳn là thế. Các cá nhân vay tiền với tỷ lệ
lãi suất cao hơn khi chính phủ vay tiền. Vì vậy đề xuất của ông Rohatyn kết
cục là thế này: Thà để mọi người tự bươn chải vay nợ lấy với lãi suất cao
còn hơn là để chính phủ tự vay nợ cho mình với lãi suất thấp.
Điều hay hơi tồi tệ. Nhưng không may là luận điểm (2) của Rohatyn là
sai, và nó kiến kế hoạch của ông không chỉ tồi tệ mà còn tai hại. Tăng thuế
tạm thời sẽ cản trở các hoạt động năng suất, tăng tỷ lệ lãi suất và khiến
người ta không thể dàn trải những tác động không mong muốn của “những
tổn thất đã xảy ra” bằng cách vay nợ như thuyết kinh tế này tuyên bố là họ
nên làm như vậy.
Kế hoạch Rohatyn là công thức cho một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng, biện chứng bằng một nguyên tắc mới được phát minh, và ngụ ý rằng
các cuộc khủng hoảng là thứ người ta mong muốn. Như vậy nó nhất quán
từ bên trong, mà không có vẻ thoải mái lắm.
Giờ tôi đã mở tập Tỉnh táo và Tức giận, tôi xin được chia sẻ một bức thư
yêu thích nữa của tôi.
“Kính gửi Tổng Biên tập
Mặc dù tiêu dùng của cá nhân và các loại hình kinh doanh là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế Mỹ, nhưng sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp tiêu
dùng Chính phủ trong vai trò là động lực chèo lái nền kinh tế.
Với vị thế thuận lợi là một giảng viên đại học và một nhà khoa học, tôi
có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng trong các trường đại học, và trong
nghiên cứu khoa học, gắn chặt với việc cắt giảm các chương trình Chính