phủ. Nhiều người bị sa thải, việc tuyển dụng mới ngừng trệ, và các quỹ học
bổng bị đe dọa.
Nếu tiêu dùng Chính phủ trong lĩnh vực của chúng ta được khôi phục lại
như mức cũ, chúng ta có thể mở lại các chương trình xây dựng và đổi mới,
giúp tạo công ăn việc làm cho ngành xây dựng và tăng sức chứa cho giảng
dạy và nghiên cứu. Sinh viên có học bổng sẽ lại có tiền để mua những gì họ
cần, góp phần vào hoạt động kinh tế.
Chúng ta có quỹ để tuyển nhân sự cho nghiên cứu khoa học và mua sắm
thiết bị, điều này sẽ không chỉ đưa những nỗ lực khoa học của chúng ta tiến
xa mà còn đẩy mạnh nền kinh tế.
Tôi chắc chắn rằng các công dân Mỹ khác có thể thấy nhiều ví dụ trong
những lĩnh vực của chính họ, trong đó việc cắt giảm của các chương trình
Chính phủ đã trực tiếp dẫn tới suy thoái kinh tế. Chính phủ không cần phải
ngồi đó bất lực nhìn nền kinh tế nước nhà trượt dốc. Chính phủ là một
phần chủ chốt của nền kinh tế, và những chính sách căn cơ thái quá của họ
đã góp phần đẩy chúng ta vào mớ bòng bong này.
Nếu những cắt giảm chúng ta đã có được nhanh chóng đảo ngược, thì
đây có thể chính là liều thuốc kích thích chúng ta cần để vực lại nền kinh
tế.
― RONALD BRESLOW
New York, 18 tháng 12 năm 1991”
Giáo sư Breslow là giáo sư hóa học giảng dạy tại trường Đại học
Columbia và từng đoạt Huy chương Quốc gia về Khoa học. Là một nhà
khoa học có năng lực, ông chắc chắn hiểu rõ định luật bảo toàn năng
lượng. Bạn có thể chuyển năng lượng từ nơi này sang nơi khác, nhưng bạn
không thể bỗng dưng mà tạo ra chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta không
bao giờ có những cỗ máy chuyển động vĩnh cửu.
Kinh tế học cũng có định luật bảo toàn của riêng nó. Bạn có thể di
chuyển nguồn lực từ nơi này sang nơi khác, nhưng ngay cả chính phủ cũng
không thể bỗng dưng tạo ra chúng. Vì định luật vật lý học không cho phép